Phóng to |
Bị cáo Đoàn Văn Vươn tại tòa - Ảnh: Minh Quang |
Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Làm rõ hành vi phạm tộXét xử sơ thẩm vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ” tại Tiên LãngĐề nghị tuyên phạt Đoàn Văn Vươn 5-6 năm tù giam
Đó là quan điểm của đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử anh em bị cáo Đoàn Văn Vươn. Với quan điểm này, đại diện viện kiểm sát kiến nghị HĐXX tuyên phạt mức án đối với các bị cáo dưới khung hình phạt truy tố.
Trước đó, tại phần luận tội, đại diện viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo phạm tội “giết người” gồm Đoàn Văn Vươn từ 5-6 năm tù, Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng tù đến 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh từ 3 năm 6 tháng tù đến 4 năm tù, Đoàn Văn Vệ từ 20-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Các bị cáo phạm tội “chống người thi hành công vụ” gồm Phạm Thị Báu từ 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, Nguyễn Thị Thương từ 15-18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo đại diện viện kiểm sát, qua phần xét hỏi đã xác định rõ việc tổ chức chống lại lực lượng cưỡng chế của các bị cáo, trong đó Đoàn Văn Vươn có vai trò tổ chức. Dù có một số bị cáo không thừa nhận việc có bàn bạc và tham gia chuẩn bị công cụ chống lại lực lượng cưỡng chế nhưng kết quả thẩm vấn, xét hỏi tại tòa, căn cứ trên các bút lục ghi lời khai của các bị cáo, lời khai của bị hại, nhân chứng đủ để xác định hành vi của từng bị cáo.
Đại diện viện kiểm sát nhận định bị cáo Đoàn Văn Vươn được xác định là đối tượng trực tiếp chỉ đạo mua súng và mìn nên có vai trò cao nhất. Đoàn Văn Quý tham gia bàn bạc, thực hiện tích cực hành vi phạm tội. Đoàn Văn Sịnh tham gia bàn bạc, làm hàng rào, trải rơm để đốt, đứng cảnh giới để báo cho các bị cáo nên vai trò giúp sức rõ ràng. Đoàn Văn Vệ giúp bị cáo chủ mưu mua súng nhưng không được, hành vi phạm tội là đồng phạm trong giai đoạn chuẩn bị. Hai bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương đã giúp sức cho các bị cáo thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ, phạm tội do ảnh hưởng của người thân trong gia đình, do đó kiểm sát viên cho rằng không nhất thiết phải cách ly ra khỏi xã hội.
Trình bày quan điểm của mình, các luật sư đã đưa ra nhiều ý kiến để bảo vệ thân chủ. Những nội dung này được đại diện viện kiểm sát thống kê thành ba nội dung chính và lần lượt đối đáp, phủ nhận quan điểm của luật sư. Trong đó, đại diện viện kiểm sát nhấn mạnh việc các bị hại là cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội tham gia cưỡng chế là được phân công, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nên là người thực thi công vụ. Việc chống lại lực lượng này là chống người thi hành công vụ. Đối với ý kiến của luật sư cho rằng việc chính quyền ra quyết định cưỡng chế là sai mà phải là thi hành án, đại diện viện kiểm sát đã viện dẫn quy định của Bộ Tư pháp cho thấy việc chính quyền ra quyết định cưỡng chế sau khi có bản án của tòa là đúng quy định.
Cũng tại phần tranh tụng, đại diện viện kiểm sát đã bác bỏ ý kiến của luật sư của bị hại cho rằng phải tính thêm tình tiết định khung giết nhiều người đối với các bị cáo. Theo đại diện viện kiểm sát, các bị hại chưa có ai tử vong nên không áp dụng tình tiết này là đúng quy định và thể hiện tính nhân đạo của pháp luật. Đại diện viện kiểm sát cũng cho biết rất quan tâm lắng nghe ý kiến của Thủ tướng về vụ việc, chú ý xem xét các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo, kể cả những tình tiết chưa thực sự thỏa đáng lắm như việc thành khẩn khai báo.
Nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, bị cáo Vươn khẳng định do bức xúc về một quyết định bất hợp pháp nên đã có hành vi chống lại, hoàn toàn không có ý thức giết người mà chỉ đe dọa. Bị cáo đề nghị HĐXX không chấp nhận bản luận tội của viện kiểm sát, hành vi của bị cáo chỉ là phòng vệ vượt quá giới hạn cho phép. Bị cáo Vươn còn đề nghị xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho vợ và em dâu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận