02/10/2011 08:14 GMT+7

Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: "Chưa đến khảo sát sao lại kết luận!"

Ông Trần Văn Thành (giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên)
Ông Trần Văn Thành (giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên)

TT - Sau bài viết về những tranh luận xung quanh việc có nên ngưng hay tiếp tục các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Tuổi Trẻ nhận được ý kiến từ các nhà khoa học trao đổi về vấn đề đáng quan tâm này. Dưới đây là ý kiến của TS Vũ Ngọc Long (đại diện Mạng lưới sông ngòi VN phía Nam).

w4bgtD6z.jpgPhóng to
Đoạn sông Đồng Nai gần nơi dự kiến sẽ xây dựng thủy điện Đồng Nai 6A - Ảnh: ĐỨC TUYÊN

Sau khi đọc bài tham luận của PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, ban phản biện xã hội của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN (VACNE), tại hội thảo khoa học “Các vấn đề môi trường có liên quan đến thủy điện Đồng Nai 6 và 6A” diễn ra tại Hà Nội ngày 30-9 cũng như một số bài tham luận, ý kiến phát biểu của những nhà khoa học trong hội nghị, chúng tôi thấy cần phải có ý kiến lại như sau:

Một số nhà khoa học cho rằng khu rừng Cát Lộc (thuộc vườn quốc gia Cát Tiên) rộng gần 31.000ha, phần sẽ bị ngập nước do thủy điện chỉ rộng gần 137ha, chiếm 0,44% diện tích khu Cát Lộc và chỉ làm giảm chút ít nơi kiếm ăn của động vật ở Cát Lộc, rất ít ảnh hưởng đến nơi cư trú của động vật.

Thế nhưng qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi nhận thấy khu vực lòng hồ của hai dự án này là chính là vùng sinh cảnh phổ biến rất đặc trưng và chắc chắn là nơi sinh sản, làm tổ kiếm ăn của một số loài chim thú quý hiếm, ví dụ như loài gà so cổ hung (Arborophila davidi - EN 1) cực kỳ quý hiếm đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nơi đây còn có các bãi sình lầy ven sông có chất muối cho con thú đến ăn. Sinh cảnh rừng lồ ô và cây bụi cũng là sinh cảnh đặc trưng ban đầu của khu vực Cát Lộc chứ không phải là rừng đã mọc lại.

“Tôi đã làm công tác bảo tồn 20 năm qua. Bao nhiêu năm làm giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên thế mà tôi chưa được vinh dự tiếp một số nhà khoa học, nhất là PGS.TS Nguyễn Đình Hòe đến tham quan, nghiên cứu khu vực vườn quốc gia Cát Tiên. Ấy vậy mà những nhà khoa học ấy lại phát biểu rất hùng hồn tại hội thảo như là mình đã biết rõ vùng đất này vậy. Thật tiếc và buồn!”.

Cũng theo một số nhà khoa học phát biểu tại hội thảo, hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không phải tái định cư hộ dân nào là một lợi thế, nếu có tác động tiêu cực thì chỉ là lĩnh vực sinh kế của một bộ phận nhỏ dân cư. Thế nhưng thực tế chúng tôi đánh giá thì ngược lại. Tác động tiêu cực của hai dự án có phạm vi xảy ra trên diện rộng.

Tác động tiêu cực trực tiếp của dự án về giảm sinh kế và mất thu nhập của bộ phận lớn những người sử dụng nước và sinh sống ven sông thuộc các xã Phước Cát 2, Phước Cát 1, Đồng Nai Thượng, Thống Nhất, Đăng Hà (huyện Bù Đăng), thị trấn Đồng Nai, Gia Viễn, Tiên Hoàng, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Quảng Ngãi, Phù Mỹ, Đak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng... và còn nhiều nơi khác nữa.

Theo kết luận của VACNE, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có gây tác động tiêu cực nhất định đến môi trường vườn quốc gia Cát Tiên và dòng chảy sông Đồng Nai nhưng không đến mức nghiêm trọng như một bộ phận dư luận xã hội đánh giá.

Chúng tôi, những cán bộ thuộc Mạng lưới sông ngòi VN, đã nghiên cứu thực địa và thấy rằng những tác động tiêu cực của hai dự án thủy điện này là rất lớn. VACNE cũng chưa có những khảo sát môi trường trực tiếp cập nhật thông tin trong vùng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì sao lại dám kết luận như trên(?!).

VACNE là một tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên không cho ai động đến hoặc làm thay đổi hủy hoại đi. Nhưng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A làm thay đổi nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên... Vậy tại sao VACNE lại kiến nghị cho phép nhà đầu tư hai dự án này tiếp tục được thực hiện? Có phải VACNE đã tự phản biện lại chính con đường và tôn chỉ của mình đã chọn đi không?

Ông Trần Văn Thành (giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên