Qua kiểm tra, ông Sa kết luận có tình trạng phá rừng tại xã Cửa Cạn và thị trấn An Thới nhưng không đến mức báo động như dư luận phản ảnh. “Lực lượng giữ rừng thời gian qua có công rất lớn nhưng nếu có vi phạm thì phải xử lý cho tốt, không thể xử lý tình cảm được” - ông Sa khẳng định.
Theo báo cáo từ đoàn kiểm tra của UBND huyện Phú Quốc, từ năm 2009 đến nay tại thị trấn An Thới có hơn 178.000m2 đất rừng bị xâm hại, tuy nhiên mới truy tìm được 9/26 vụ. Rừng ở đây thuộc khu vực rừng phòng hộ, nguyên nhân rừng bị phá là do chưa phân rõ cơ quan quản lý giữa Vùng 5 hải quân, UBND thị trấn An Thới và Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc (đất do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý nhưng giao khoán cây rừng cho Vùng 5 hải quân).
Qua kiểm tra cũng phát hiện hai khu đất công do chính quyền thị trấn An Thới quản lý bị hai hộ dân đưa máy ủi lên san phẳng... gần 10.000m2, chính quyền thị trấn mới lập biên bản. Trong khi đó tại khu vực xã Cửa Cạn, khu vực rừng bị chặt phá (khoảng 10ha) gần khu di tích đình thờ Nguyễn Trung Trực thuộc ấp 2, xã Cửa Cạn, đoàn kiểm tra xác dịnh khu vực này nằm ngoài ranh giới vườn quốc gia Phú Quốc, do UBND xã quản lý. Tương tự, khu vực rộng khoảng 20ha ở ấp 3 của xã này bị chặt phá cũng được xác định là vùng đệm vườn quốc gia do xã quản lý nên trách nhiệm xử lý vi phạm thuộc về xã.
Ông Sa nêu quan điểm đất rừng đặc dụng (rừng quốc gia) và rừng phòng hộ tự nhiên phải được bảo vệ nghiêm ngặt, riêng đất rừng trồng phòng hộ vẫn được khai thác theo chu kỳ để trồng lại. Riêng vấn đề đất rừng bị dính vào các dự án khu du lịch theo phê duyệt của Chính phủ (quyết định 633 năm 2010), ông Sa nói nếu không vướng vào các phân khu chức năng của các dự án này, chính quyền động viên các chủ đầu tư giữ nguyên hiện trạng cây rừng để vừa tạo cảnh quan, vừa bảo vệ vốn rừng của Phú Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận