Trúng số 100 triệu nhưng không được nhận
Cùng trong số báo này có chuyện bà Trương Thị Vân bán vé số dạo ở xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, Bến Tre đã nhặt được và sau đó tìm cách trả lại túi xách chứa 39 triệu đồng. Bà Vân cũng thuộc diện hộ nghèo, một mình bà phải bươn chải bán vé số nuôi hai con nhỏ ăn học. Ngày nào may mắn và trời không mưa bão bà mới kiếm được 100.000 đồng. Nghe hoàn cảnh của bà Vân, nhiều người càng khâm phục sự tự trọng, lòng tử tế của bà khi bà trả lại của rơi. Nhưng với người phụ nữ ít học và lam lũ này, việc bà trả lại túi xách bên trong có 39 triệu đồng chỉ đơn giản là “không phải của mình lấy làm gì!”.
Một người không vì tiền mà làm đau cháu mình dù ông có “quyền” làm vậy, một người không vì tiền mà đánh mất sự tự trọng, trong khi cả hai người đều là người cần tiền hơn ai hết. Điều này là một minh chứng sinh động cho thấy đồng tiền chỉ làm chủ được những ai chịu để cho nó điều khiển.
Lâu nay xã hội báo động chuyện vì đồng tiền mà cha con, chồng vợ giết nhau, đồng tiền được suy tôn đến mức vào trong “tục ngữ” mới: “Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, không phải đồng tiền lên ngôi, mà chẳng qua do đạo đức xuống cấp. “Tiền chưa bao giờ và sẽ không bao giờ khiến con người hạnh phúc, trong bản chất nó không có gì có thể tạo ra hạnh phúc”. Câu nói này của Benjamin Franklin sẽ đúng muôn đời.
Điều thứ hai rút ra từ câu chuyện trên là câu nói của bà Trương Thị Vân “không phải của mình lấy làm gì!”. Hằng ngày giở trang báo ra thấy không ít thông tin về những vụ tiêu cực, tham nhũng với đủ thủ đoạn, mưu mô thâm hiểm để moi tiền của dân của nước. Giá như những người giữ trọng trách trong xã hội, những người quản lý tài sản của quốc gia, những công bộc của dân biết suy nghĩ như người phụ nữ nghèo bán vé số nói trên thì ắt hẳn xã hội sẽ không đến mức suy đồi, nạn tham nhũng không còn là quốc nạn...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận