Nhưng đó vẫn chưa phải là đỉnh điểm những bức xúc của người dân khi đi trên đường. Nỗi lo lắng, bất an nhất của họ chính là những hiểm họa tiềm ẩn trên đường.
TP.HCM: mưa lớn + triều cường gây ngập nặng
Trong cơn mưa gió nước ngập đó, một người dân đã tử nạn vì rơi xuống cống. Trước đó là tai nạn thương tâm của một phụ nữ chở con đi học va phải nắp hố ga nhô ra trên đường, chị ngã xuống đường và tử nạn vì xe tải cán qua, để lại đứa con với nỗi hoảng sợ và nỗi đau mất mát không gì bù đắp được. Điều đáng nói là những nắp hố ga được làm tắc trách như vậy không chỉ có một.
Và nỗi bất an của người dân không chỉ dừng lại ở đó. Theo phát hiện của người dân, chỉ trong gần một tháng trở lại đây đã có gần 10 lỗ thủng - mà họ gọi là những “hố tử thần” - xuất hiện trên một số tuyến đường do việc thi công và tái lập mặt đường cẩu thả gây ra.
Đã có nhiều xe sụp các “hố tử thần” này. Người đi đường phải chịu nhiều tai nạn oan uổng. Điều đáng lo nhất là những lỗ thủng tương tự dường như vẫn còn tiềm ẩn đâu đó dưới mặt đường. Nguy hiểm nhất là trong những lúc mưa to, đường ngập, nguy cơ tai nạn, thậm chí chết người có thể xảy ra khi một lỗ thủng bỗng âm thầm xuất hiện dưới mặt đường ngập nước.
Không chỉ có các lỗ thủng, trong cơn mưa ngày 5-10, người đi trên đường Lê Quang Định (Q.Bình Thạnh) bị một phen hoảng hốt khi mặt đường nhựa đang bằng phẳng bỗng phình lên như cái bánh phồng rồi nứt vỡ ra lồi lõm. Người dân ở đây đã quá lo lắng lẫn ngạc nhiên nên gọi sự kiện này là “quái vật đội lòng đường”.
Một kỹ sư cầu đường đã đưa ra lý giải: đó là hậu quả của việc xây dựng, san lấp mặt đường không đảm bảo kỹ thuật. Còn những người có trách nhiệm liên quan đến công trình này chưa thấy đưa ra lời giải thích nào.
Thời gian qua, việc một số công trình hoàn thành rút “lô cốt” đi để lại những “cái bẫy” chết người trên đường đã khiến nhiều người bức xúc. Người dân đã nhiều lần cảnh báo nhưng việc khắc phục vẫn chưa triệt để, chưa tạo an tâm cho người đi đường. Khi một sự cố xảy ra, hiếm có ai đó lập tức lên tiếng chịu trách nhiệm, giải quyết ngay hậu quả và đưa ra biện pháp khắc phục nhanh chóng. Thậm chí, có người dân khi gặp sự cố, liên lạc với đơn vị cầu đường còn được trả lời rất “vô tư” là “đi hỏi đội nào quản lý “lô cốt” gây sụp mà yêu cầu giải quyết”.
Thường khi xảy ra các sự cố, người dân luôn phải đặt câu hỏi: Đây là trách nhiệm của ai...? Ai sẽ trả lời trước dân về trách nhiệm, nguyên nhân, giải pháp...? Ai sẽ cam kết không còn những sự cố đáng tiếc tương tự?
Và do vậy, dường như người dân không chỉ đối diện với các hiểm họa, các lỗ thủng trên đường mà còn đối diện với các “lỗ thủng” trách nhiệm từ các đơn vị thi công cẩu thả, các chủ đầu tư thiếu lương tâm và các cơ quan chức năng chưa hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm sự an lành của người dân để họ không còn phải luôn trong tâm trạng lo lắng, bất an mỗi khi bước chân ra đường.
Tin bài liên quan:
“Hố đen” ở chân cầu KiệuXe tải lại sụp “bẫy đường”Lại xuất hiện "lỗ đen" trên đường Phan Văn TrịLại xuất hiện lỗ thủng hàm ếch trên đườngLại xuất hiện hố sâu giữa đườngTaxi sụp hố: ai chịu trách nhiệm?Taxi lọt "hố trâu"Mưa lớn gây ngập nặng trên quốc lộ 1A, TP.HCM xuất hiện “ổ voi”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận