20/04/2005 00:37 GMT+7

Xé hiến chương Vũng Tàu và buộc Nguyễn Khánh từ chức

LÊ VĂN NUÔI
LÊ VĂN NUÔI

TT - Dưới mắt những học trò tuổi 16-20 vào những năm 1968 - 1970 thì rõ ràng Sài Gòn quê hương mình đang bị người Mỹ chiếm đóng.

0CWrsW1d.jpgPhóng to
Ngày 25-8-1963, trên 5.000 SVHS biểu tình chống độc tài phát xít Diệm - Nhu trước chợ Bến Thành. Bọn cảnh sát đàn áp, nổ súng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương, trong đó có chị Quách Thị Trang, nữ sinh Trường Trường Sơn - Ảnh tư liệu
TT - Dưới mắt những học trò tuổi 16-20 vào những năm 1968 - 1970 thì rõ ràng Sài Gòn quê hương mình đang bị người Mỹ chiếm đóng.

Ngày ấy, dưới mắt thế hệ chúng tôi...

Đại lộ Trần Hưng Đạo đóng dày đặc các cơ quan và khách sạn của quân đội Mỹ; đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay), đường Trịnh Minh Thế (Nguyễn Tất Thành, Q.4 ngày nay) nhan nhản những quán bar với các cô gái váy ngắn dành cho lính Mỹ.

Nhưng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 của quân giải phóng vào các đô thị miền Nam đã gây một ảnh hưởng lớn trong nhận thức của giới trẻ Sài Gòn về chính nghĩa dân tộc và nô lệ ngoại bang, về người lính cách mạng và người lính tay sai.

Những người đảng viên trẻ và những người đoàn viên thanh niên cộng sản - thông qua sự lãnh đạo của Thành ủy và Thành đoàn thanh niên Sài Gòn - Gia Định hoạt động bí mật trong các trường trung - đại học ở Sài Gòn, đã nắm bắt lấy thời cơ cách mạng đó, ra sức phát triển lực lượng trong sinh viên học sinh (SVHS) thông qua việc tập hợp SVHS vào các phong trào công tác xã hội, hoạt động văn nghệ - báo chí.

Vào thời kỳ đó, như một qui luật, những biến chuyển về chính trị - xã hội của một đất nước thường được báo hiệu qua phản ứng của giới trí thức, nhất là SVHS. Bởi những người học trò chưa vào đời này được tiếp cận với nhiều thông tin, tri thức, có năng lượng hoạt động dồi dào, lại là con em của nhiều tầng lớp đồng bào trong xã hội, nên những phản ứng của SVHS thường có tác dụng châm ngòi - dây chuyền cho những phản ứng của toàn xã hội.

Các đảng phái chống cộng và cả các cơ quan của Mỹ đội lốt hoạt động văn hóa như CPS (chương trình phát triển sinh hoạt học đường) cũng tổ chức nhiều đoàn thể nhằm lôi kéo SVHS vào vòng ảnh hưởng thân Mỹ và chống cộng của họ, nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Đáng kể chính là Đảng Cộng sản và Đoàn thanh niên cộng sản đã tập hợp được đông đảo SVHS theo ngọn cờ đấu tranh chống Mỹ, giải phóng đất nước, xuyên suốt quá trình 20 năm 1955 - 1975 ở miền Nam.

Hiến chương Vũng Tàu

Năm 1963, quân đội Sài Gòn do tướng Dương Văn Minh lãnh đạo đã đảo chính lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Song do ông Minh không chịu làm vừa lòng Mỹ, người Mỹ đã bật đèn xanh cho tướng Nguyễn Khánh lật đổ ông. Tướng người thấp, mập và để một chòm râu dưới cằm nên Nguyễn Khánh được giới báo chí đặt cho biệt danh “tướng râu dê”.

Với tham vọng quyền lực, Nguyễn Khánh đã tổ chức một hội nghị cấp chính phủ ở Vũng Tàu để thông qua một sắc luật gọi là “Hiến chương Vũng Tàu”, vào ngày 16-8-1964, trong đó có điểm chính là dành cho Nguyễn Khánh quyền làm quốc trưởng suốt đời.

Trước nguy cơ tái diễn chế độ độc tài kiểu Ngô Đình Diệm, các lực lượng cách mạng và các đoàn thể đấu tranh cho dân chủ, hòa bình ở các đô thị miền Nam phải phối hợp, ra sức đấu tranh, ngăn chặn, phá vỡ âm mưu này.

Và thất bại của ông “trung tướng chủ tịch”

wFCCNsZP.jpgPhóng to
Trần Quang Long và Lê Hiếu Đằng tham gia phong trào học sinh sinh viên chống chính quyền Ngô Đình Diệm - Nguyễn Khánh
Sáng 21-8-1964, hàng ngàn SVHS tập hợp tại trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, số 4 Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) rồi kéo tới tòa nhà số 5 Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) - dinh của “thủ tướng Nguyễn Khánh” - đòi bãi bỏ lệnh giới nghiêm.

Ngày 25-8-1964, quá một ngày theo hạn định của SVHS đặt ra cho Nguyễn Khánh phải trả lời về tình trạng khẩn trương, về chế độ kiểm duyệt báo chí và xét lại bản Hiến chương Vũng Tàu (16-8).

Ngày này, cách đó đúng một năm nữ sinh Quách Thị Trang đã ngã xuống trước bùng binh chợ Bến Thành trong một cuộc biểu tình bị cảnh sát Diệm Nhu đàn áp dã man.

Sáng hôm đó cả rừng người, ước tính hàng trăm ngàn người gồm SVHS, phụ nữ, thanh niên sau lễ tưởng niệm Quách Thị Trang đã từ bùng binh chợ Bến Thành tuần hành thẳng tới dinh Nguyễn Khánh.

Cổng số 5, cánh sắt nan hoa đang đóng chặt. Những người lính gác giữ vẻ mặt lạnh lùng nhìn đoàn biểu tình bằng cặp mắt lo lắng, dù muốn chạy cũng không còn đường chạy vì vòng vây đã siết chặt.

10g04, Nghiêm Xuân Hồng, “bộ trưởng phủ thủ tướng”, nhân danh “trung tướng chủ tịch” ra tiếp đoàn, nhưng vừa tới cổng đã bị hàng ngàn tiếng la ó: “Vô đi, vô đi, yêu cầu Nguyễn Khánh ra đây!”.

Một đại diện của đoàn biểu tình bước tới thông báo cho Nghiêm Xuân Hồng biết ông không đủ tư cách nói chuyện và đòi Nguyễn Khánh phải trả lời tức khắc đối với những điều đã nêu ra trong kiến nghị ngày 21-8. Hồng đang phân trần thì một học sinh nhào tới sau lưng nắm hai cánh tay xoay người Hồng nửa vòng vừa đẩy vào trong cửa vừa la lớn: “Vô! Vô!”.

Nguyễn Khánh phải ra mặt và lập tức bị bao vây. Đại diện đoàn biểu tình đọc tuyên cáo xong, cái mirco cầm tay được chuyển tới nhiều người, nêu những câu chất vấn về tình trạng khẩn trương, vấn đề giới nghiêm, kiểm duyệt báo chí, trả thù những người chống Diệm ở một số địa phương, về sự phi pháp và phản dân chủ của Hiến chương Vũng Tàu...

Một số tư liệu trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng:

* Ký sự của các tác giả Nguyễn Nguyên, Phúc Tiến, Nguyễn Hữu Đức, Hàng Chức Nguyên trong cuốn Trui rèn trong lửa đỏ của NXB Văn Nghệ và Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1985.

* Ghi chép theo lời kể của một số anh chị cán bộ Đoàn và cán bộ phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn.

Nguyễn Khánh từ trên mui xe nhảy xuống đất, bước tới bước lui. Nét mặt đầy cay đắng, mồ hôi đầm đìa, Nguyễn Khánh ấp a ấp úng:

- Tôi mà độc tài à, nếu tôi độc tài thì mọi người cứ việc đả đảo tôi.

Lập tức một sinh viên giật lấy micro:

- Nếu không độc tài thì sao mọi người lại phải biểu tình chống độc tài? Không thể chối bỏ bằng lời nói mà phải bằng hành động. Anh chị em có đồng ý không?

Từng chập những tiếng hô rền vang một góc trời: “Đả đảo độc tài quân phiệt!”. Cả Nguyễn Khánh cũng một tay vung lên, một tay cầm micro: “Đả đảo”. Rõ ràng ông ta thất thần quýnh quáng trước áp lực quần chúng.

Ba tiếng đồng hồ sau khi Khánh lầm lũi quay vào dinh, một đại diện ra đọc tuyên cáo: Khánh hủy bỏ bản Hiến chương Vũng Tàu và từ chức chủ tịch Việt Nam cộng hòa. Lúc đó là 14g55. Đoàn biểu tình từ phủ chủ tịch diễu hành về quảng trường Diên Hồng. Dọc đường, có cả trăm ngàn đồng bào từ khắp nơi tự giác đến tăng cường cho đoàn, sẵn sàng gây sức ép nếu Nguyễn Khánh còn ngoan cố.

Trận đánh 25-8-1964 kết thúc thắng lợi. Mỹ không ngờ được sự đột biến, lực lượng chính trị thanh niên, SVHS và các giới ở phút chót đã quật nhào Nguyễn Khánh, đương kim nguyên thủ quốc gia của chế độ Sài Gòn.

-------------

* Kỳ sau: Giành lấy ngọn cờ đại diện

LÊ VĂN NUÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên