24/07/2011 09:27 GMT+7

Người mẹ trèo dừa

TRƯỜNG ĐĂNG thực hiện
TRƯỜNG ĐĂNG thực hiện

TT - Sức lực đâu để người mẹ này làm việc kinh khủng như vậy? Chị vừa chăm chồng mất sức, lo lắng cho mẹ chồng lớn tuổi, lại vừa trèo dừa, có khi lại làm phụ hồ kiếm tiền nuôi hai con học đại học.

Người mẹ ấy tên là Võ Thị Thơm...

kgQjZ6fL.jpgPhóng to
Mỗi ngày chị Thơm trèo khoảng 20 cây dừa để kiếm tiền nuôi hai con học đại học - Ảnh: TRƯỜNG ĐĂNG

Tôi đến thôn Song Khánh, xã Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tìm chị Võ Thị Thơm. Hỏi hàng xóm “có thấy chị Thơm ở đâu không?”, thì họ trả lời: “Bà ấy sống trên đọt cây chứ ở dưới đất đâu mà hỏi”!

54NMAjJR.jpgPhóng to
Có những ngày chị Thơm sống trên đọt dừa nhiều hơn dưới đất!

Là hộ nghèo phải nuôi hai con ăn học, chị Võ Thị Thơm (47 tuổi) hằng ngày trèo hái dừa để kiếm sống. Những buồng dừa nằm chót vót trên cao có khi đến trên 20m, vậy mà mỗi ngày chị phải trèo từ 15-20 cây, hái hàng chục buồng dừa. Chị hái thuê hoặc mua dừa trên cây rồi hái xuống bán để kiếm lời.

7RzZepoW.jpgPhóng to
Chị Thơm cheo leo trên cây dừa. Để chụp được bức ảnh này, tôi phải trèo lên một cây dừa cạnh đó một cách rất vất vả, trong khi mỗi ngày chị trèo khoảng 20 cây
lUJ4SWax.jpgPhóng to
Đồ nghề để chinh phục độ cao chỉ vỏn vẹn sợi dây nài
J4k3ylRb.jpgPhóng to
Hằng ngày chị rong ruổi trong thôn xóm để hỏi mua dừa, rồi sau đó tự trèo hái

Có khi không có dừa để hái, chị chuyển sang làm phụ hồ, rồi gần đây lo luôn cả 5 sào ruộng. Ruộng của gia đình chị vốn bị cầm lấy 7 chỉ vàng khi hai con lần lượt vào đại học (con trai đầu Nguyễn Văn Thuận đã tốt nghiệp ĐH Nông lâm, còn con gái Nguyễn Thị Tiện đang là sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM). Sau mấy năm làm lụng như điên, chị đã chuộc lại được mảnh ruộng hương hỏa ấy.

2IbbpXz7.jpgPhóng to
Sau khi hái xong chị cùng một vài người khác chở đi bán dạo ở phố

Không chỉ vừa làm trụ cột lo chuyện mưu sinh, chuyện học hành cho con, chị còn phải chăm bà mẹ chồng 80 tuổi và cả người chồng bị mất sức lao động.

MBchX77n.jpgPhóng to
Những trái dừa chủ nhà với người mua mời nhau giải cơn khát, giải những mệt nhọc

Ông Phạm Đình Minh, trưởng thôn Song Khánh, cho biết: “Hoàn cảnh khó khăn như gia đình chị Thơm mà nuôi được hai con ăn học đến nơi đến chốn thì quả thôn này có một không hai. Tôi thật sự thán phục nghị lực tuyệt vời của chị ấy”.

QSch4ROV.jpgPhóng to
Những lúc không hái dừa, chị Thơm đi làm phụ hồ
9PBiuJBd.jpgPhóng to
Dù nắng hay mưa chị Thơm vẫn leo dừa, bóng chị đổ dài theo bóng cây
y6QkmwYc.jpgPhóng to
Chiếc xe đạp cũ kỹ trở chứng, chị ra tay sửa luôn!
MtVHZ6AU.jpgPhóng to
Bữa cơm tuy đạm bạc nhưng luôn ấm cúng trong gia đình nghèo
Rvs61B6I.jpgPhóng to
Tình cảm mẹ chồng với con dâu
PHmoYGfD.jpgPhóng to
Mới đây chị Thơm đã gom được số tiền từ hái dừa để chuộc lại thửa ruộng mà chị cầm cố cách đây 10 năm để có tiền cho con học đại học ở TP.HCM
xI8f5sx7.jpgPhóng to
Hai anh em Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Thị Tiện hiện đang làm việc và học tập tại TP.HCM. Trong căn phòng trọ, một bức thư pháp về chữ Hiếu được hai anh em treo trang trọng để nhớ đến công ơn mẹ cha
wQLyEMGk.jpgPhóng to
TRƯỜNG ĐĂNG

Như chuyện cổ xưa

Điều làm tôi suy nghĩ sau khi xem phóng sự ảnh này không phải là những hình ảnh cụ thể của nó, mà là cái bên ngoài những gì có thể nhìn thấy được. Cái bên ngoài hình ảnh ấy là một điều khó hiểu về thân phận con người.

Nó giống như những câu chuyện cổ xưa có môtip là những trắc trở đến khó tin luôn được đặt ra để thử thách lòng kiên nhẫn sống của từng nhân vật. Ở đây, chị Thơm chính là nhân vật đang được thử thách ấy. Và cũng hi vọng đoạn kết của chuyện cổ xưa luôn có hậu, nên chị Thơm cũng thế...

TRƯỜNG ĐĂNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên