18/10/2010 18:21 GMT+7

Sự học ở huyện nghèo nhất nước

DUNG QUẤT
DUNG QUẤT

TTO - Năm học 2010 bắt đầu, những khó khăn mới cũng ùa đến với thầy trò ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi. Không chỉ đau đáu với những lo toan bộn bề từ sách vở, quần áo... mà nỗi lo lớn nhất còn là đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh khi mùa mưa bão về…

Khó khăn chất chồng lên đôi vai những thầy cô giáo trẻ tình nguyện lên non cắm bản vì sự nghiệp trồng người. Kỳ tích ngôi trường THPT Đinh Tiên Hoàng đỗ tốt nghiệp 0% có hai tân sinh viên đỗ đại học, cao đẳng được “tôi luyện” từ ngôi trường THPT duy nhất của huyện đã tạo một động lực lớn lao cho sự nghiệp dạy và học nơi đây.

Nói như thầy Lê Hoài Thạnh, trưởng Phòng Giáo dục huyện Sơn Tây: "Làm công tác giáo dục ở đây đã 25 năm nhưng năm nào tui cũng thấy mình mới cả. Mới không phải là đồng lương mới, bản thân mình lớn mà là năm nào ngành giáo dục huyện cũng... phải đối mặt với những khó khăn mới".

“Dự tính toàn huyện sẽ không còn “nhô” (trường ghép cấp I học chung với cấp II) từ hai năm trước nhưng chắc sau khi kết thúc năm học này (2010-2011) mới hoàn thành. Hi vọng sự cố gắng của ngành giáo dục, thầy cô và từ trên xuống, học trò vùng cao sẽ được học đúng với cấp bậc của mình” - thầy Thạnh nói.

Để đến trường, hằng ngày hàng trăm học sinh phải lội qua các con sông, khe suối hay trên những chiếc cầu treo do phụ huynh tự làm với bao hiểm nguy rình rập. Mùa mưa bão đang cận kề, để an toàn cho các em, ngày nào thầy cô cũng phải ra các bến sông, suối canh các em qua sông, suối an toàn rồi mới trở về.

Theo thống kê của phòng giáo dục huyện, trong ba năm trở lại đây đã có 4 học sinh của huyện chết đuối khi trên đường đi học về gặp lũ, hàng trăm trường hợp té ngã bị nước cuốn trôi, ướt hết quần áo, sách vở...

“Tôi chỉ mong những điểm suối có độ dốc nguy hiểm, đông học sinh qua lại có vài chiếc cầu treo để bớt đi những cái chết oan” - thầy Thạnh trăn trở.

CDK5SBLy.jpgPhóng to
Vượt suối - Ảnh: Dung Quất
B7qC37wm.jpgPhóng to
Một học sinh tại điểm trường Sơn Màu chênh vênh đến trường trên chiếc cầu treo tạm do phụ huynh làm cứ rung lên bần bật khi có người đi - Ảnh: Dung Quất
cwycdhLK.jpgPhóng to
Vài sợi kẽm mỏng manh và tre nứa, để qua được cầu các em phải bám thật chặt và nhẹ nhàng nhích từng bước một - Ảnh: Dung Quất
gBqxpGAV.jpgPhóng to
Đường đến trường đầy rẫy những vũng bùn lầy khiến em nào đến trường quần áo cũng lấm lem bùn đất - Ảnh: Dung Quất
ELAOafQL.jpgPhóng to
Để đến được trường học các em phải vượt qua hàng chục ngọn núi cao trước mặt - Ảnh: Dung Quất
TfeBItlG.jpgPhóng to
Không có trường học, hàng chục học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Sơn Long (xã Sơn Long) phải học tạm trong nhà dân. Cô và trò vừa học vừa… che nắng - Ảnh: Dung Quất
eFaZyU3Z.jpgPhóng to
Những chồi non miền ngược miệt mài con chữ với điểm trường vách nứa - Ảnh: Dung Quất
IwF2wf8q.jpgPhóng to
Em Đinh Văn Tý, lớp 7B trường “nhô” Sơn Màu, do nhà cách trường gần 20km đường rừng nên vừa tan lớp Tý tranh thủ băng rừng kiếm củi về nhà bán trú của trường nấu cơm ăn - Ảnh: Dung Quất
9gSVm3V0.jpgPhóng to
Gạo rẫy, rau rừng… các em vẫn kiên trì bám lấy con chữ - Ảnh: Dung Quất
xQSLfKEl.jpgPhóng to
Tự tay làm lấy tất cả mọi việc. Để học được con chữ trước tiên các em phải học tự lập khi quyết định học bán trú. Trong ảnh: em Đinh Văn Ca, lớp 8 Trường THCS Sơn Màu, phơi quần áo để kịp chiều có đồ mặc lên lớp - Ảnh: Dung Quất
DUNG QUẤT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên