21/10/2008 06:07 GMT+7

Hun Sen - Người con của Campuchia - Kỳ 7: "Không thể lật đổ tôi bằng vũ lực"

HARISH & JULIE MEHTALÊ MINH CẨN dịch
HARISH & JULIE MEHTALÊ MINH CẨN dịch

TT - Quốc hội nhóm họp vào ngày 20-10-1994. Chương trình nghị sự là việc cải tổ nhân sự của nội các chính phủ. Bộ trưởng tài chính Sam Rainsy là chủ đề chính được đưa ra để lấy ý kiến. Các nghị sĩ quốc hội nhất trí biểu quyết bãi miễn ông và một vài bộ trưởng khác khỏi chức vụ.

KqgGjNv3.jpgPhóng to
Ngày 15-7-2004, Quốc hội Campuchia thông qua thành phần chính phủ mới, Hun Sen (phải) tái đắc cử thủ tướng và hoàng thân Norodom Ranariddh làm chủ tịch quốc hội
TT - Quốc hội nhóm họp vào ngày 20-10-1994. Chương trình nghị sự là việc cải tổ nhân sự của nội các chính phủ. Bộ trưởng tài chính Sam Rainsy là chủ đề chính được đưa ra để lấy ý kiến. Các nghị sĩ quốc hội nhất trí biểu quyết bãi miễn ông và một vài bộ trưởng khác khỏi chức vụ.

Chế độ đồng thủ tướng kết thúc

Năm 1995, lời cam kết về chế độ dân chủ của Hun Sen đã bị đặt thành vấn đề, vì hai lẽ: việc giải quyết trong chính phủ của ông về vấn đề Sirivudh (người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk) đã từ chức bộ trưởng ngoại giao vào năm 1994 và người ta cho rằng có các bất đồng nghiêm trọng với cả Hun Sen lẫn Ranariddh.

Vào tháng 11-1995, Sirivudh bất ngờ bị quản thúc vì bị cho là có liên quan đến âm mưu ám sát Hun Sen. Sirivudh đã bác bỏ lời buộc tội ấy, nhưng Bộ Nội vụ cho biết họ có “bằng chứng thuyết phục” là Sirivudh có dính líu đến âm mưu đó. Ba tuần sau khi Sirivudh bị bắt, quốc vương Norodom Sihanouk đã đề nghị một giải pháp: trục xuất Sirivudh sang Pháp để tránh cho ông ta không bị xét xử gây mất thể diện. Lời đề nghị ấy nhanh chóng được Hun Sen và Ranariddh chấp nhận, cả hai ông đều xem đó là một cơ hội để loại một đối thủ chính trị ra khỏi chính trường một cách êm xuôi.

- Ngày 26-7-1998, Campuchia tổng tuyển cử lần thứ hai, tiếp tục là chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC. Hun Sen làm thủ tướng, hoàng thân Ranariddh giữ chức chủ tịch quốc hội.

- Ngày 27-7-2003, tổng tuyển cử lần 3, chính phủ liên hiệp CPP-FUNCINPEC nhiệm kỳ 3 được thành lập, Hun Sen tiếp tục giữ chức thủ tướng, hoàng thân Ranariddh giữ chức chủ tịch quốc hội.

- Ngày 27-7-2008, tổng tuyển cử lần 4, CPP giành thắng lợi vang dội với 90/123 ghế trong quốc hội. Sau CPP là đảng Sam Rainsy với 26 ghế, đảng FUNCINPEC và đảng Norodom Ranarriddh mỗi đảng giành được hai ghế.

Không bao lâu sau, Hun Sen bất hòa với Ranariddh. Tình trạng rắc rối bắt đầu khi Ranariddh đòi hỏi sự chia sẻ các chức vụ trong chính quyền ở các huyện ngang nhau cho các đảng viên của ông. Hun Sen đã từ chối thẳng thừng. Chính phủ lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Chẳng ai còn nghi ngờ rằng quyền hành thật sự ở Campuchia đã thuộc về Hun Sen và Ranariddh chỉ giữ vai trò thứ yếu.

Vào tháng 11-1997, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen bắt đầu chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử - tám tháng trước thời hạn đã ấn định. Đảng Funcinpec đã chia rẽ thành chín phe phái và các nghị sĩ quốc hội của họ thuộc nhiều đảng khác nhau. Hun Sen tin tưởng sẽ giành được phần lớn ghế trong quốc hội gồm 122 thành viên trong cuộc bầu cử ngày 26-7-1998 sau lần thất bại trong bầu cử năm 1993. Sự thay đổi có ý nghĩa nhất là chế độ hai thủ tướng sẽ kết thúc sau cuộc bầu cử tháng bảy.

Sau đó, chỉ một thủ tướng sẽ nhậm chức khi được công bố chính thức theo hiến pháp. Tân thủ tướng sẽ được bổ nhiệm từ đảng giành được số ghế nhiều nhất, chứ không được bổ nhiệm từ sự liên minh các đảng bao gồm số nghị sĩ quốc hội nhiều nhất. Đúng như Hun Sen tin tưởng, cuộc tổng tuyển cử lần hai đã cho kết quả chiến thắng thuộc về CPP.

Đánh vào đầu, không phải đánh vào đuôi

AhieE5hs.jpgPhóng to
Yên bình trở lại: người dân Phnom Penh theo dõi việc dọn dẹp chiếc xe tăng bị đốt cháy trong cuộc giao tranh ở thủ đô ngày 5-7-1997

Hun Sen đã sống bên khẩu súng và thường giáp mặt với cái chết cũng bởi súng ống. Người thanh niên du kích ấy đã phản ứng rất mau lẹ để né tránh những mũi đạn không khác gì một người lính dày dạn chiến trường, vị thủ tướng ấy đã bị B-40 và lựu đạn nhắm vào mình. Những kẻ thù của ông nhiều lần cố ám sát ông, song họ đã không thể làm gì được ông. Ông nhận định: “Họ không thể lật đổ tôi bằng vũ lực. Nếu họ muốn trừ khử tôi, họ sẽ phải chơi nước cờ chính trị tài tình hơn tôi”.

Tình trạng không an toàn của Hun Sen bắt nguồn từ những kẻ thù vây quanh, bao gồm Khơme Đỏ, một số người trong đảng Bảo hoàng và những người lãnh đạo phe đối lập, họ muốn loại trừ ông. Vì tình hình thiếu an toàn đã khiến ông phải phát triển mạng lưới an ninh, ông tự bố trí các lính bảo vệ được chọn lọc kỹ lưỡng và ngoài họ ra còn một lực lượng vũ trang tinh nhuệ có thể được điều động để yểm trợ chính phủ.

Hun Sen đã trải qua một cuộc sống dường như có phép mầu phù hộ. Ông đã bình an vô sự thoát khỏi sự mưu sát vào ngày 24-9-1998, khi đang đi xe đến dinh Sihanouk ở Siem Reap. Một quả B-40 đã bắn vào xe của ông nhưng trượt khỏi đoàn xe hộ tống và trúng vào một căn nhà chỉ cách xe Hun Sen 10m, giết chết một bé trai 12 tuổi và gây cho ba người khác bị thương.

Hun Sen nói: “Chuyện giết Hun Sen sẽ không kết thúc được vấn đề. Điều đó sẽ còn khiến vấn đề càng tệ hơn. Tôi cảm thấy nếu Hun Sen chết thì những cái chết của các lãnh đạo phe đối lập sẽ không xa sau đó. Nếu các lãnh đạo phe đối lập cố vấn cho những người của họ tiến hành các động thái này, tôi nghĩ tương lai của họ sẽ không tốt đẹp”.

Trưởng công an Hok Lundy đã buộc tội phe đối lập về vụ tấn công này. Ông Hok nói: “Chúng tôi dám chắc một trăm phần trăm là các đảng đối lập đứng đằng sau sự việc này và họ đã hợp tác với nhau để giết ông ta”. Cả Rainsy và Ranariddh đều nói họ không hay biết gì về vụ tấn công ấy.

Sau đó, ba quả rôckêt được phát hiện gần hiện trường vụ nổ. Công an cho biết các quả rôckêt điều khiển bằng tay đã được gắn bộ điều khiển từ xa, và chỉ duy nhất một ngòi kích nổ được do ngày hôm trước có mưa to. Một tờ giấy có ghi nội dung khó hiểu được tìm thấy trong một hộp pin: “Ong chúa sẽ loại dần tất cả các kẻ độc tài của dân tộc. Hôm nay, kẻ độc tài quan trọng nhất của dân tộc phải bị kết liễu”. Hun Sen liên hệ vụ tấn công này với một vụ đã xảy ra một tháng trước đó và ông đã treo thưởng 200.000 đôla cho những kẻ tấn công nếu chỉ tên kẻ đầu sỏ của họ.

Trước đó, một cố gắng ám sát Hun Sen đã được tiến hành vào năm 1996. Hai kẻ bắn tỉa đã bắn vào xe của ông khi đi ngang qua một nhà máy sản xuất quần áo ở thành phố Kandal. Một viên đạn bắn trúng mũ sắt của người đi môtô hộ tống khiến người này bị thương. Hun Sen bình yên vô sự và tiếp tục từ tư dinh của ông ở Takhmau tới điện Chamcarmon ở Phnom Penh.

Hun Sen nói: “Nếu những lãnh đạo phe đối lập không chỉ thị cho các lực lượng của họ ngưng tiến hành các hoạt động đe dọa sinh mạng của tôi, họ sẽ chết sau khi đã phải chịu đau đớn thảm khốc nhất. Đối với một con rắn, nếu không đánh vào đầu nó, nó vẫn có thể cựa quậy và cắn lại. Vì vậy chúng tôi phải đánh vào đầu nó, chứ không phải vào đuôi”.

--------------------------------------

Một ước mơ mới của Hun Sen: “Tôi muốn xây dựng nền kinh tế của chúng tôi giống như các nhân vật xuất chúng khác ở Đông Nam Á đã làm”. Ông muốn biến Campuchia thành một con hổ kinh tế châu Á khác.

Kỳ cuối: Cơ hội mới

HARISH & JULIE MEHTALÊ MINH CẨN dịch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên