27/01/2007 05:05 GMT+7

Nỗi oan của Bút Tre

(Họa sĩ Ngô Quang Nam sưu tầm)
(Họa sĩ Ngô Quang Nam sưu tầm)

TT - Phong trào thơ ứng khẩu mang tính trào phúng và phê phán kiểu Bút Tre bùng phát ở Phú Thọ. Dù đó không phải là thơ do Bút Tre sáng tác, song nỗi oan bắt đầu vận vào ông.

dJVW5g6n.jpgPhóng to
Những ấn phẩm “trăm hoa đua nở” của Ty Văn hóa Phú Thọ thời vè sĩ Bút Tre làm trưởng ty
TT - Phong trào thơ ứng khẩu mang tính trào phúng và phê phán kiểu Bút Tre bùng phát ở Phú Thọ. Dù đó không phải là thơ do Bút Tre sáng tác, song nỗi oan bắt đầu vận vào ông.

Bút Tre gặp nạn

“Tôi nhớ đó là năm 1967 hay 1968, trên báo Văn Nghệ có bài phê phán Bút Tre do ông Xích Điểu viết trong mục Dọn vườn” - nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn nhớ lại. Một số văn nghệ sĩ ở Phú Thọ và Hà Nội bắt đầu mở “chiến dịch” công kích Bút Tre - Đặng Văn Đăng. Thơ Bút Tre được xuất bản bị mang ra mổ xẻ.

Tại một hội nghị về văn hóa được tổ chức ở Phú Thọ lúc bấy giờ, có vị lãnh đạo ở trung ương phát biểu rằng thơ Bút Tre lủng củng, ngô nghê, tục tĩu... cần phải được chấn chỉnh. Vè sĩ Bút Tre ngồi ở dưới không tỏ thái độ, lặng im suốt buổi họp. Có ý kiến cho rằng vè sĩ làm trưởng ty văn hóa đã tự ý cho in những tập thơ do mình sáng tác, chứ những tập thơ như thế mà ở Hà Nội đã bị “bóp” từ lâu rồi!

Bút Tre dân gian

Chồng người du kích sông LôChồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần*Con đò dịch đít sang ngangBên kia có một cái làng thò ra*Phụ nữ thường rất hay lườiRiêng em anh thấy là người cần... (cù)

Thêm nữa, những câu thơ ứng khẩu của vè sĩ sau khi bị dân gian “nhại đi” đã biến đổi không ngờ. Họa sĩ Ngô Quang Nam kể một dịp vè sĩ tập hợp tự vệ Ty Văn hóa để động viên tinh thần chiến đấu, ông có ứng khẩu: “Giặc Mỹ leo thang đến Phú Tho (Phú Thọ)/ Napan đốt cháy cả rừng co (cọ)/ Sẵn sàng chiến đấu chị em bắn/ Rớt trước ty mình một dù đo (dù đỏ)”. Nhưng khi truyền khẩu thì lại là “Chị em du kích tài thay/ Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình”!

Thế nên mới có chuyện một nhà thơ nổi tiếng ở Hà Nội lên chơi, sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh liền cho mời vè sĩ Bút Tre sang đàm đạo thơ phú. Sau khi nghe Bút Tre đọc thơ, nhà thơ Hà Nội gật gù: “Anh tập hợp những bài thơ của anh để tôi đem về Hà Nội nhờ anh Xuân Diệu sửa cho”. Vè sĩ trả lời: “Anh Xuân Diệu làm thơ bác học. Tôi làm vè dân gian, Xuân Diệu chữa thế nào được!”.

Ông Nhàn hiện vẫn còn lưu giữ rất nhiều ấn phẩm của Bút Tre được xuất bản. Ông đưa cho tôi xem và thách đố: “Tôi đố cậu tìm được câu thơ nào của Bút Tre nói về sự tục tĩu. Thơ của ông chỉ có cười mà thôi”. Ông Nhàn còn lưu giữ một cuốn sổ tay ghi chép công tác của vè sĩ Bút Tre, trong đó xen kẽ những ghi chép các buổi họp hành được ghi bằng… tiếng Pháp, xen lẫn thơ được viết bằng tiếng Việt, chữ của vè sĩ rất xấu. Đó là những câu thơ mà vè sĩ một thời làm hai việc, ba việc trong cùng một lúc.

“Một Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng”

I0gngBXX.jpgPhóng to
Bút Tre Đặng Văn Đăng (đứng thứ tư từ trái sang) trong chuyến đi thực tế tuyến lửa Quảng Bình năm 1966
Ở tuổi 56 (1967), Bút Tre vẫn đầy đam mê nhiệt huyết vì sự nghiệp văn hóa, từ Việt Trì (Phú Thọ) ông dẫn đầu đoàn tham quan gồm tám cán bộ đi xe đạp vào tuyến lửa Quảng Bình để thực tế xem trong đó văn hóa phát triển ra sao. Khi trở về Phú Thọ, vè sĩ là người khởi xướng phong trào “tiếng hát át tiếng bom”, chỉ đạo mỗi làng thành lập một đội văn nghệ xung kích.
Ông Nguyễn Kính Mời - nguyên cán bộ Ty Văn hóa Phú Thọ, sau làm phó giám đốc Sở VH-TT Phú Thọ, hiện đã nghỉ hưu ở phố Thái Hà (Hà Nội) - kể: “Thời gian ấy, Bút Tre hơi buồn nhưng trước mặt mọi người ông vẫn vui vẻ, lạc quan vì tính ông thế!”. Cuộc sống của ông vẫn không bị xáo trộn gì, trưa đến anh em trong cơ quan vẫn cùng ông đùa tếu táo tại nhà ăn của cơ quan.

Bà Bùi Thị Ngà, nguyên thư ký đánh máy chữ cho Bút Tre suốt những năm vè sĩ làm trưởng ty, cho hay những ngày sóng gió ấy Bút Tre vẫn miệt mài chỉ đạo anh em khai quật các di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh để khẳng định các nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên...

Riêng về viết lách, ông chăm viết nhiều hơn, có bận chuyển sang viết nghiên cứu. Vè sĩ vẫn làm thơ như mọi ngày, có ngày đến ba bài thơ đưa cho bà Ngà đánh máy, có một bài thơ ở thời kỳ sóng gió ấy làm bà Ngà nhớ nhất, trong đó có những câu:

Bút Tre văn nghệ không thừa nhậnThêm bao bịa đặt cá nhân xuyên (xuyên tạc)Nỗi oan trái đâu cần ai rửaÁnh trăng vằng vặc góc trời riêng.

Bút Tre cũng có lần tâm sự với nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, họa sĩ Ngô Quang Nam là những người thân nhất hay cận kề bên ông: “Oan tớ hơn oan Thị Kính!”. Và cũng kể từ những ngày sóng gió ấy, vè sĩ không gửi thơ đi in nữa.

Nhưng khi ấy trong dân gian, thơ kiểu Bút Tre đã được người ta ứng khẩu đọc tràn cung mây. Bữa ăn ở hội nghị nào của Phú Thọ hay bên mâm rượu vui bạn bè, tiễn bộ đội lên đường đánh Mỹ..., mọi người đều ứng khẩu đọc thơ kiểu Bút Tre. Chính vè sĩ cũng ngây người nhiều bận khi người ta gặp ông thường khoe là... thuộc thơ ông, nhưng khổ một nỗi đó không phải do ông ứng khẩu. Những câu như: “Anh đi công tác Pờ Lây/ Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra/ Còn em em vẫn ở nhà/ Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào”; “Thi đua ta quyết thi đua/ Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu/ Hàng đầu rồi tiến đi đâu/ Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi”... Vè sĩ cười chảy nước mắt!

Bị oan nhưng Bút Tre tự hào rằng những lối thơ của mình đã được dân gian thừa nhận. Ông cảm hứng viết lời khai từ của tập Tia lửa làng quê:

Trăm năm ở một làng vèNghìn câu lục bát mấy đề vè hômKhi khuya sáng, lúc hoàng hônBà con kể lại, xóm thôn vọng lờiBút Tre nối bước những aiMột dòng thơ, mở đường quai kể vèNăm năm dân dã lắng ngheMột Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng.

Năm 1968, thêm một bước ngoặt trong đời ông: tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, ông được cấp trên phân công làm phó Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phú và giữ cương vị này đến năm 1973 thì nghỉ hưu. Theo lời kể lại của anh em văn nghệ sĩ Phú Thọ, Bút Tre vẫn không ngừng viết nhưng không gửi in ở đâu. Ông làm việc một cách lặng lẽ cho đến khi qua đời tại quê nhà vào năm 1987 ở tuổi 76.

_________________

Hôm có người làng về nhắn bảo chuẩn bị một xe cải tiến ra bến đò để chở đồ đạc của “quan” Đặng Văn Đăng hồi hương mang từ tỉnh về. Cả nhà tất tả đi mượn hẳn một chiếc cải tiến kéo ra bờ sông chờ đợi. Thuyền cập bến, toàn sách là sách…

Kỳ tới: Một đời thanh bạch

(Họa sĩ Ngô Quang Nam sưu tầm)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên