27/08/2005 16:15 GMT+7

TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945

NGUYỄN HỮU THÁI (Hoa Kỳ)
NGUYỄN HỮU THÁI (Hoa Kỳ)

TTCN - * Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi đã cho ra đời hai cuốn khác về cách mạng VN?

jFMguH1Q.jpgPhóng to
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và TS David Marr (trái). Ảnh do nhà sử học Phan Huy Lê chụp vào đầu năm 1996
TTCN - * Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi đã cho ra đời hai cuốn khác về cách mạng VN?

- Nếu tính theo thứ tự thời gian thì cuốn sách này chỉ tiếp nối những cuốn trước tôi đã viết. Về cách viết, tôi chọn việc tiếp cận một giai đoạn lịch sử ngắn và nhìn được từ nhiều phía khác nhau. Còn nói về mặt tình cảm, tôi thật sự mong muốn tìm hiểu tại sao nhiều người Việt đã rất nhiệt tình khi đề cập đến kinh nghiệm bản thân họ trong thời Cách mạng Tháng Tám 1945.

* Anh đã dựa vào những nguồn tư liệu nào để thực hiện cuốn sách? Hiện nay có thể bổ sung thêm về mặt nào?

- Thật ra tôi không dựa hẳn vào một nguồn tư liệu nào, mà đây là dịp để tôi làm một cuộc so sánh và nêu bật lên được những nét chính. Tôi chưa có thể tiếp cận thư khố Đảng hoặc hồ sơ của Bộ Quốc phòng, và tôi đã không được gặp gỡ nhiều người hơn để phỏng vấn. Tôi nghĩ là luôn còn rất nhiều cơ hội cho các nhà nghiên cứu về sau này.

* Có lập luận cho rằng không có Cách mạng Tháng Tám 1945 thì VN cũng có thể được trao trả độc lập?

- Tôi bác bỏ giả thuyết này. VN giành độc lập rõ ràng là không có sự tham dự của người Pháp. Người Pháp sau đó còn phủ nhận điều đó trên thực tế, và họ còn để ra cả chín năm trời nhằm đảo ngược lại điều đó.

* Cuốn sách được đánh giá khá cao vào thời điểm nó ra đời (1996), nhận giải thưởng của Hiệp hội Châu Á học Mỹ? Giải thưởng Fairbank là gì?

- John K. Fairbank Prize là giải thưởng trao hằng năm cho cuốn sách nào xuất sắc nhất viết về Đông Á.

* Vậy anh có ý định viết tiếp về các giai đoạn lịch sử VN sau năm 1945, nhất là giai đoạn chống Mỹ của nhân dân VN mà anh từng là một trong những người Mỹ hiếm hoi am hiểu rất rõ qua phong trào phản chiến và ở tư thế đồng giám đốc Trung tâm Tư liệu Đông Dương?

- Hiện tôi đang nghiên cứu về thời kháng chiến chống Pháp để xuất bản cuốn Nhà nước, chiến tranh và cách mạng - giai đoạn 1945-1954. Nếu còn sống được lâu hơn, tôi sẽ nghiên cứu về thời kỳ Ngô Đình Diệm ở miền Nam VN. Tôi cũng đang viết cuốn sách về “văn hóa chính trị VN trong thế kỷ 20”.

Tác giả: David G. Marr NXB Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, 1995Giải thưởng John K. Fairbank về công trình nghiên cứu xuất sắc của Hiệp hội Châu Á học Mỹ, 1996

yF3kp27h.jpgPhóng to
TTCN - Cuốn sách trình bày bối cảnh và diễn tiến cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, vào lúc lực lượng Việt Minh cướp chính quyền và tuyên bố VN độc lập. Để thực hiện công trình nghiên cứu đồ sộ này, tác giả đã bỏ ra nhiều năm tìm tòi trong các văn khố Pháp, Cục Lưu trữ quốc gia VN và những hồi ký cách mạng mới công bố.

Sách dày 602 trang gồm tám chương. Năm chương đầu kể lại tình hình các năm từ 1940-1945 theo cách nhìn của các phe phái liên quan: Pháp (gồm cả phía của tướng De Gaulle lẫn phía đầu hàng Đức và hợp tác với quân Nhật ở Đông Dương), Nhật Bản, VN (Việt Minh và chính quyền thân Nhật), Trung Hoa, Hoa Kỳ và Anh. Ba chương sau mô tả tỉ mỉ diễn tiến các sự kiện lịch sử tháng tám và những ngày đầu tháng 9-1945.

Các nhà phê bình đều nhất trí cho rằng cuốn sách là một công trình nghiên cứu công phu, trình bày được khung cảnh lẫn diễn tiến giành quyền lực của Việt Minh và sự hình thành Nhà nước VN mới. Đây cũng là khởi điểm của sự can dự kéo dài suốt ba thập kỷ của Mỹ.

Khởi điểm là năm 1940 khi nổ ra Thế chiến thứ hai, Pháp đầu hàng phát xít Đức và chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương buộc phải hợp tác với quân phiệt Nhật để duy trì guồng máy cai trị. Trong giai đoạn đó chỉ có Việt Minh là tổ chức cách mạng hoạt động kiên trì và hữu hiệu nhất nhằm tổ chức nhân dân đứng lên giành độc lập dân tộc.

Chính tổ chức tình báo chiến lược OSS Mỹ đã hợp tác rất sớm với lực lượng Việt Minh. Tổng thống Mỹ lúc đó là Roosevelt chủ trương chống việc thực dân quay trở lại các thuộc địa sau Thế chiến thứ hai, nhưng người kế nhiệm ông là Tổng thống Truman với sự đồng lõa của đế quốc Anh đã ủng hộ chính quyền thực dân Pháp De Gaulle đánh chiếm lại Đông Dương.

Cuốn sách làm sống lại một giai đoạn thần kỳ đưa nhân dân VN đánh thắng được hai đế quốc sừng sỏ nhất phương Tây trong thế kỷ XX.

VN 1945

1945: thời điểm chấm dứt 1.000 năm quân chủ phong kiến, 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và 5 năm chiếm đóng của quân phiệt Nhật…, mở màn một thời đại độc lập tự do của dân tộc VN.

Việt Nam năm 1945: giành quyền lực của David G. Marr là cuốn sách được Hiệp hội Châu Á học Mỹ trao giải thưởng Fairbank cho công trình nghiên cứu xuất sắc nhất năm 1996, trình bày bối cảnh cùng diễn biến sự kiện Cách mạng Tháng Tám 1945 ở VN.

Tác giả chẳng những là một học giả phương Tây nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử cách mạng đương đại VN khá quen thuộc với giới sử học nước ta mà còn là một khuôn mặt tích cực trong phong trào phản chiến Mỹ vào những năm 1960.

Thông thạo tiếng Việt, với luận án tiến sĩ về “Phong trào chống thực dân giai đoạn 1885-1925” ở nước ta, ngoài cuốn sách nêu trên ông còn viết hai cuốn sách giá trị khác đều do Nhà xuất bản Đại học California ấn hành:

- Việt Nam chống thực dân, 1885-1925 (1971)

- Truyền thống Việt Nam qua thử thách, 1920-1945 (1981).

Từ năm 1966, David G. Marr đã hoạt động tích cực trong phong trào phản đối chiến tranh can thiệp Mỹ ở VN, xuống đường biểu tình phản chiến cùng sinh viên Sài Gòn và lập Trung tâm Tư liệu Đông Dương tác động mạnh vào dư luận quần chúng nhân dân Mỹ.

Giáo sư Marr mới về hưu sau một thời gian dài giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Châu Á - Thái Bình Dương của Đại học Quốc gia Úc ở thủ đô Canberra.

NGUYỄN HỮU THÁI (Hoa Kỳ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên