Phóng to |
Hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng - Ảnh: V.V.THÀNH |
Thảo luận phương hướng phòng chống tham nhũngTố cáo tham nhũng, có thể được thưởng tiền tỉPhong tỏa tài sản khi có dấu hiệu tham nhũng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trưởng Ban chỉ đạo trung ương về PCTN), Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (phó trưởng ban chỉ đạo), Trưởng Ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh (phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo) cùng chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết do có sự chỉ đạo tập trung, sâu sát của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN và quyết tâm cao của các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương, công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng đã được tập trung đẩy mạnh một bước, tạo chuyển biến tương đối rõ nét.
Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã được đẩy nhanh hơn, nhiều vụ án được mở rộng điều tra cả về tội danh và số lượng bị can, mức án đủ nghiêm, đủ sức răn đe hành vi tham nhũng.
Nhiều vụ tham nhũng bị xử nghiêm Vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II Agribank, các bị cáo Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai bị tòa án tuyên phạt mức án tử hình. Vụ án tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines, các bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tòa sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình. Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhận hối lộ, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, bị cáo Vũ Việt Hùng bị tòa tuyên phạt mức án tử hình… |
Cũng theo ông Nguyễn Bá Thanh, việc xử án treo trong các vụ án tham nhũng đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết hướng dẫn và được giám đốc, kiểm tra chặt chẽ hơn.
Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được đưa ra xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá tốt.
Công tác PCTN từ năm 2013 đến nay đã có nhiều cố gắng, đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhất là trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, nhưng theo ông Nguyễn Bá Thanh, "nghiêm túc nhìn nhận công tác PCTN vẫn chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hiện nay”.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN do ông Nguyễn Bá Thanh trình bày cũng đề cập đến công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Công tác đấu tranh chống tham nhũng yêu cầu một mặt phải xử lý nghiêm người tham nhũng, đồng thời phải tích cực khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản tham nhũng (gồm thu hồi, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có, buộc bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra).
Đây là đòi hỏi của luật pháp, xã hội và là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Việc thu hồi tài sản tham nhũng đã được các cơ quan chức năng chú trọng thực hiện song song với việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng.
Tuy nhiên, thực tế thu hồi tài sản tham nhũng còn rất khó khăn, số lượng tài sản thu hồi đạt rất thấp (không quá 10%).
Dương Chí Dũng (áo trắng) và Mai Văn Phúc đều bị kết án tử hình trong vụ tham nhũng tại Vinalines |
Thực tế trên cho thấy công tác thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua chưa đạt yêu cầu, cần tập trung chỉ đạo và cố gắng nhiều trong thời gian tới.
Trong số các nội dung của công tác PCTN cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thời gian tới có việc sớm nghiên cứu, bổ sung chế định thu hồi tài sản tham nhũng vào Luật PCTN để kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, nâng cao tỉ lệ thu hồi tiền, tài sản tham nhũng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
Hội nghị tiếp tục diễn ra trong chiều nay 5-5.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận