Phóng to |
Khách hàng chọn lựa các nhãn hàng sữa Vinamilk Dielac trong siêu thị - Ảnh: Thanh Đạm |
Báo cáo kết quả thanh tra giá sữa lên Thủ tướngRút ngắn thủ tục hành chính dự án nhà ở xã hộiChống thất thu thuế từ ngành thuế, hải quan
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng bức tranh chung về kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực nhưng còn chậm và chưa vững chắc, nhìn tổng quát còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thủ tướng nói kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát năm 2014 có thể kiểm soát dưới 6%, Ngân hàng Nhà nước căn cứ chiều hướng này để chủ động giảm lãi suất. Điều đáng mừng qua bốn tháng là xuất nhập khẩu tăng mạnh, có xuất siêu. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý là dư nợ tín dụng tăng chậm (chưa đến 1%), việc giải ngân đầu tư công qua bốn tháng mới đạt 23,5%, hai yếu tố này ảnh hưởng đến tổng cầu.
Nêu rõ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay khoảng 5,8%, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương bám sát nhiệm vụ đề ra đầu năm. “Đảng, Nhà nước và nhân dân đòi hỏi chúng ta rất cao về trách nhiệm, năng lực và hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhiều công ty sữa lãi lớn
"Cần chú ý việc gì doanh nghiệp, người dân sai thì kịp thời nhắc nhở, hết sức hạn chế hình sự hóa quan hệ kinh tế" |
Báo cáo Chính phủ về kết quả thanh tra giá sữa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết một số công ty sữa đã tăng giá sữa nhanh trong khi lợi nhuận quá cao. Đặc biệt, ông Dũng nói qua thanh tra, kiểm tra phát hiện tình hình tăng giá quá lớn, trong khi các công ty này đang lãi lớn, từ 20-30% trong năm 2013. Từ đó, Bộ Tài chính đề nghị khống chế giá trần của sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Xuất phát từ lợi ích người tiêu dùng, căn cứ vào pháp luật hiện hành, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cho khống chế giá trần của sản phẩm sữa dành cho trẻ em. Theo đó, việc bình ổn giá cho mặt hàng sữa đối với trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được thực hiện bằng biện pháp quản lý giá tối đa trong thời hạn 12 tháng và đăng ký giá trong 6 tháng (đều tính từ ngày công bố quyết định bình ổn giá). Phương pháp hình thành giá tối đa dựa trên việc lựa chọn 25 sản phẩm sữa theo các tiêu chí như sản phẩm có doanh thu bán hàng lớn, sản phẩm có tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu lớn... để công bố giá tối đa làm chuẩn. Đối với sản phẩm không thuộc 25 sản phẩm được lựa chọn, Bộ Tài chính cũng sẽ dựa trên các nguyên tắc liên quan đến giá tối đa và đăng ký giá.
Bất động sản có phản ứng tích cực
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng trên địa bàn cả nước đã có phản ứng tích cực. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tại Hà Nội giao dịch thành công tăng gần hai lần so với cùng thời kỳ năm 2013, đặc biệt là những dự án nhà ở thương mại có giá bán hợp lý, diện tích nhỏ, vị trí thuận lợi và đáp ứng tiến độ thi công. TP.HCM có khoảng 1.300 giao dịch (tương đương cùng thời kỳ năm 2013). Sau thời gian giảm giá liên tục, một số dự án tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tăng giá nhẹ. Lượng tồn kho căn hộ chung cư giảm khá nhiều, đặc biệt là chung cư có diện tích nhỏ.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng cho phép điều chỉnh sửa đổi một số quy định có liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỉ đồng. Cụ thể như kéo dài thời hạn trả nợ đối với khách hàng là hộ gia đình hoặc cá nhân từ 10 năm lên 15 năm, bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần được phép tham gia cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỉ đồng...
Đồng ý với các đề xuất nêu trên, nhưng Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Xây dựng cần xem xét lại đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn. Theo ông Hải, việc mở rộng đối tượng vay vốn có thể dẫn đến khó kiểm soát, trong khi mục đích chính của gói 30.000 tỉ đồng là dành cho người có khó khăn về nhà ở.
Bộ Xây dựng đề xuất không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014 (trừ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, dự án cải tạo nhà chung cư cũ). Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải báo cáo cụ thể với Bộ Xây dựng xem xét, thẩm định trước khi trình Thủ tướng. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng nên cân nhắc đề xuất này, nếu đưa ra lệnh không cấp phép đầu tư mới thì sẽ tạo thêm thủ tục hành chính, khiến cho các địa phương lại phải lên trung ương xin. Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nên có giải pháp kiểm soát đối với nhà ở thương mại nhưng không nên đưa ra lệnh cấm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý Bộ Xây dựng cần giải thích rõ không phải gói 30.000 tỉ đồng cứu bất động sản, mà chủ yếu là để giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp. “Không phải Chính phủ đưa tiền ra cứu mấy ông đại gia” - Thủ tướng nói.
“Siết” cán bộ ngành thuế, hải quan Đề cập cuộc gặp cộng đồng doanh nghiệp vừa diễn ra, Thủ tướng nói trong hơn 300 kiến nghị được gửi đến Chính phủ thì nổi lên vấn đề quan trọng là cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính “siết lại” đối với cán bộ, công chức ngành thuế, ngành hải quan, không để người dân phải xếp hàng đi nộp thuế, trong khi thái độ của người thu thuế lại không đúng chuẩn mực. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận