Phóng to |
TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện chiến lược Bộ kế hoạch và đầu tư (phải) trao đổi với PGS-TS Chu Hồi, nguyên phó tổng cục trưởng, Tổng cục biển và hải đảo VN tại buổi tưởng niệm - Ảnh: Nguyễn Khánh |
“Trong sách sử chính thống hay sách giáo khoa lịch sử, có một sự thật là những thông tin về Hoàng Sa đang rất thiếu vắng”.
Ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt) phát biểu như trên tại buổi tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực và 74 chiến sĩ hải quân VN cộng hòa đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974.
Buổi lễ tưởng niệm ngày 11-1 tại Hà Nội với sự có mặt của các nhà nghiên cứu, gia quyến của cựu binh Hoàng Sa Ngụy Văn Thà (thiếu tá - hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa).
Rút ra bài học cần thiết
Chương trình Minh triết làm chủ biển Đông được Trung tâm Minh triết (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN) khởi động vào năm 2012. Chương trình tập hợp một số chuyên gia, nhà nghiên cứu như nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, TS Đinh Hoàng Thắng, TS Nguyễn Đình Lộc (nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp), ông Phạm Quốc Anh (chủ tịch Hội Luật gia VN), TS Nguyễn Vi Khải, TS Tô Duy Hợp, ThS Hoàng Việt... cùng nhiều nhà khoa học khác hướng đến mục tiêu thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ nghiên cứu và truyền thông biển đảo ở cả trong nước và thế giới. |
“Do cách nhìn vấn đề chưa đầy đủ nên chúng ta chưa có sự nỗ lực cần thiết, nghiêm túc cần thiết để sưu tầm tập hợp các sử liệu, các tài liệu khác để nói về Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu nhìn ra thế giới, thậm chí ngay cả nhìn sang Trung Quốc thì hoàn toàn không thiếu. Cho nên phải đọc, phải tìm hiểu” - ông Nguyễn Trung khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển VN) cho rằng: “Bàn luận về quá khứ thì phải nhớ bài học để hướng tới tương lai. Thí dụ chúng ta đang nói đến vùng cấm phòng không ở biển Hoa Đông, vậy sắp tới kịch bản ấy có diễn ra ở biển Đông hay không. Nếu như vậy, chúng ta sẽ phải chuẩn bị những gì để đối diện với bối cảnh mới. Đó cũng là mảng trống mà chúng ta phải hướng tới”.
Còn ông Nguyễn Trung nói: “Chúng ta không thể làm lại lịch sử nhưng từ lịch sử phải rút ra bài học cần thiết”.
Theo nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, việc thu hồi Hoàng Sa “đời này không được thì phải đến đời sau, vì đó là lãnh thổ trên biển của chúng ta”. Ông nói: “Ta phải chuẩn bị, khi có điều kiện phải thu hồi lại Hoàng Sa, chuẩn bị trên mọi phương diện”.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Kỳ 1: 40 năm hải chiến Hoàng Sa Kỳ 2: Tăng viện, tái chiếm đảo Kỳ 3: Đổ bộ đảo Quang Hòa Kỳ 4: 40 năm Hải chiến Hoàng sa - Kỳ 4: Lệnh khai hỏaNhật Tảo nằm lại, không kích bất thành
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận