Chính quyền đô thị: sợ nhất là xa dânKiến nghị thăm dò ý dân về chính quyền đô thịDân được gì khi xây dựng chính quyền đô thị?Đề nghị tổ chức phản biện đề án chính quyền đô thị TP.HCM
Phóng to |
GS.TS Nguyễn Ngọc Giao, chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM, đóng góp ý kiến tại hội nghị góp ý đề án thí điểm xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM sáng 15-8 - Ảnh: Minh Đức |
Theo bản đánh giá trên, cốt lõi của mô hình chính quyền đô thị nêu ra trong đề án là nâng cao quyền tự chủ, phát huy hơn nữa tính năng động, sáng tạo của TP…
Để đạt những mục tiêu này, TP sẽ thực hiện các biện pháp thiết kế tổ chức bộ máy, tái bố trí địa giới hành chính, thay đổi phương thức phân cấp nhằm củng cố các cơ sở cần thiết cho một chính quyền thật sự của dân, do dân và vì dân, đồng thời thay đổi tư duy, phương thức quản lý, điều hành.
Nói đến tác động môi trường đầu tư, bản đánh giá đưa ra nhiều yếu tố lạc quan: sự hình thành chính quyền đô thị sẽ góp phần thay đổi cơ bản phương thức quản lý và cơ chế quản lý nhà nước đối với các ngành, các cấp.
Từ đó mô hình sẽ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, tạo nhiều động lực để thúc đẩy thu hút đầu tư.
Trong khi đó, “bộ máy hành chính sau khi giảm đầu mối, tinh gọn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, phục vụ người dân tốt hơn” - và thêm một kỳ vọng khác cũng được nêu rõ trong đánh giá tác động: do cải cách dẫn đến ít tầng nấc trung gian, các bộ phận giải quyết công vụ đến gần dân hơn, chuyên nghiệp hơn và đi đôi với thủ tục thông thoáng, chắc chắn sẽ làm giảm bớt thời gian chờ đợi của người dân, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong mối quan hệ với chính quyền.
Trách nhiệm cá nhân của các bộ phận hành chính được tăng cường và xác định rõ ràng, do vậy người dân dễ theo dõi hồ sơ, tăng cường giám sát…
Tuy nhiên, tại hội nghị góp ý ngày 24-8, nhiều ý kiến đưa ra lý do xây dựng mô hình chính quyền đô thị TP.HCM có liên quan thiết thân với cuộc sống của mỗi người dân, nên cần trực tiếp hỏi ý kiến dân.
Đề nghị cụ thể, ông Hà Ngọc Trường - phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP - cho rằng đề án trên cần được thông tin thông suốt đến người dân và hỏi ý kiến họ một cách rộng rãi cũng như thu thập ý kiến của các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư...
Ông Võ Đăng Tín - tổng thư ký Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP - nói làm sao để dân TP thấy khỏe hơn khi có chính quyền đô thị và chính quyền này phải thật sự vì dân, vì cuộc sống yên bình của dân.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Lê Thanh Hải khẳng định phạm vi của đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị TP liên quan đến thể chế chính trị của chính quyền địa phương và Hiến pháp.
Ông Hải nhấn mạnh “nếu làm (thí điểm mô hình chính quyền đô thị) phải có bước đi thích hợp”.
Theo đó, nếu các bước chuẩn bị đề án được suôn sẻ, tháng 10-2013 Quốc hội sẽ ra nghị quyết cho TP thực hiện thí điểm đề án nói trên. Tiếp theo, đến giữa 2014 có thể Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh một số địa giới hành chính theo đề nghị của TP.
Như vậy, từ cuối 2014 đến năm 2015 là giai đoạn chuẩn bị các mặt, kể cả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của chính quyền theo mô hình mới và tổ chức bộ máy mới.
Theo bản đánh giá tác động, trong ngắn hạn, việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị được dự báo sẽ có những tác động: - Các xáo trộn do tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp nhân sự, điều chỉnh địa giới hành chính. - Việc tinh gọn bộ máy dẫn đến tác động theo hai hướng: theo hướng tích cực, bộ máy thu gọn, quy rõ đầu mối trách nhiệm, trở nên năng động, có điều kiện tiếp nhận người mới để trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Mặt khác, không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, việc giảm bớt số lượng cán bộ, công chức sẽ tác động đến tâm lý, một bộ phận có thể không ủng hộ những cải cách lớn. Nhận thức được khó khăn này để quán triệt nguyên tắc thận trọng, từng bước và tránh xáo trộn lớn trong đội ngũ cán bộ. - Các hiện tượng tiêu cực xuất hiện do đón đầu những ảnh hưởng, tác động từ việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị. - Sự bất tiện ban đầu của người dân do phải thích nghi với các thiết kế mới về bộ máy tổ chức quản lý, về địa giới hành chính và những thay đổi về quy định, chính sách. - Các chi phí phát sinh từ quá trình điều hành điều chỉnh bộ máy tổ chức chính quyền, tổ chức lại địa giới hành chính… |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận