Ông Nguyễn Nhật cho biết tổ điều tra đặc biệt đã hoàn tất bước đầu việc điều tra vụ chìm ca nô H29 BP.
Phóng to |
Bộ GTVT sẽ đề nghị cơ quan công an làm rõ những uẩn khúc trong việc không được báo tin cứu nạn kịp thời, 9 người đi trên ca nô H29 BP đã thiệt mang - Ảnh: Viễn Sự |
Phóng to |
Giấy đăng kiểm của ca nô H29 BP cho thấy ca nô chỉ chở được 12 người và không được phép chạy trên biển - Ảnh: Viễn Sự |
Ngày mai 22-8, toàn bộ kết luận điều tra về nguyên nhân và trách nhiệm trong vụ chìm ca nô trên biển Cần Giờ sẽ được chuyển đến Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra (PC44) để phục vụ công tác điều tra và khởi tố vụ án theo yêu cầu của UBND TP.HCM.
Cụ thể, theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của ca nô H29 BP do đăng kiểm của Quân chủng hải quân cấp ngày 16-7, ca nô này chỉ được phép chạy tuần tra trên sông, vịnh, không được phép chạy trên biển. Tuy nhiên đơn vị mượn ca nô để chở khách là công ty cổ phần Vũng Tàu Marina vẫn bất chấp, cho ca nô chạy trên quãng đường dài hơn 60 km băng qua biển trong điều kiện sóng to, gió lớn.
Đồng thời, ca nô chỉ chở được 12 người nhưng Vũng Tàu Marina vẫn cho chở đến 30 người. Tổ điều tra đặc biệt cho rằng Vũng Tàu Marina hoàn toàn ý thức được việc này nhưng vẫn cho ca nô H29 BP thực hiện hành trình từ Vàm Láng (Tiền Giang) về Vũng Tàu quá mạo hiểm, coi thường tính mạng của hành khách.
Đối với công ty cổ phần công nghệ Việt - Séc, ông Nguyễn Nhật cho biết đây sẽ đơn vị trước tiên phải chịu trách nhiệm trong vụ chìm ca nô. Bởi Việt - Séc đã tự ý cho mượn ca nô H29 BP đi chở khách. Cho dù ca nô H29 BP của biên phòng cảng cửa khẩu Bà Rịa - Vũng Tàu, không phải của Việt - Séc và cũng không được sự đồng ý của biên phòng.
Đối với Công ty sản xuất ống thép dầu khí (PV Pipe), tổ điều tra cũng nhận định một vài cá nhân trong công ty PV Pipe đã tự ý tổ chức thuê phương tiện không đảm bản an toàn để chở nhân viên, đặc biệt khi thấy phương tiện quá tải vẫn không có biện pháp ngăn chặn.
Tổ điều tra đặc biệt cũng khẳng định các đơn vị Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, Cảng vụ hàng TP.HCM, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 3… đã xử lý thông tin nhanh, phối hợp với các cơ quan tìm kiếm cứu nạn khác để điều tàu cứu nạn kịp thời và hiệu quả.
Riêng về những nghi vấn xung quanh việc báo tin cứu nạn chậm trễ, ca nô H29 BP bị chìm lúc 19g nhưng đến 21g mới báo cho cơ quan cứu nạn, ông Nguyễn Nhật khẳng định đây là điều không thể chấp nhận được. Bộ Giao thông vận tải cung cấp toàn bộ các dữ liệu, những uẩn khúc trong việc báo tin cứu nạn đến cơ quan công an để làm rõ.
_____________
Tin bài liên quan:
Chìm canô trên biển Cần Giờ: còn nhiều ẩn khuất phải làm rõCận cảnh canô chở 30 người gặp nạnĐã tìm được thi thể thứ 7 trong vụ lật canôCanô gặp nạn ở Cần Giờ chở khách khi đang sửa chữa6 giờ vật lộn với tử thần tại biển Cần GiờKỳ nghỉ cuối tuần đẫm nước mắtHành khách đu trên thân canô lật nghiêng nhiều giờNgười trên tàu không đủ áo phao!Canô chở khách bị chìm, 9 người mất tíchTìm thấy thêm một thi thể nạn nhân chìm tàuGiây phút 21 nạn nhân sống sót trong canô H29 cập bờĐề nghị khởi tố vụ chìm canô làm 9 người thiệt mạngHành trình bi thảm của canô gặp nạn trên biển Cần Giờ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận