Phóng to |
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII sáng 10-7 - Ảnh: Minh Đức |
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh đây là kỳ họp thường kỳ giữa năm 2013, có khối lượng công việc lớn, có nhiều nội dung quan trọng được xem xét và quyết định.
Cũng tại kỳ họp này, lần đầu tiên HĐND TP tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh do HĐND TP khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016 bầu (16 người). Theo bà Tâm, đây là sự đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị, đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua thực hiện quyền giám sát của HĐND đối với cán bộ thuộc các chức danh do HĐND bầu. “Thực hiện tốt công tác này là góp phần xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh” – bà Tâm nói.
Chủ tịch HĐND TP đề nghị các vị đại biểu HĐND tập trung, nghiên cứu kỹ..., đồng thời đánh giá, phân tích các hoạt động của HĐND, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của TP một cách toàn diện, khách quan, lắng nghe ý kiến của cử tri, thảo luận dân chủ và thể hiện sự tín nhiệm của mình công bằng, khách quan, thuyết phục.
Tại phiên khai mạc, Phó chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận trình bày báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm nay, những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm để phấn đấu đạt các mục tiêu được đề ra trong bối cảnh TP còn phải đối diện với nhiều khó khăn chung của cả nước cũng như những tác động bất lợi của kinh tế quốc tế.
Thay mặt UBND TP, ông Thuận trình kỳ họp nội dung 12 tờ trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chưa trình xem xét tăng viện phí
Tuy nhiên, trong danh sách các tờ trình tại phiên khai mạc, UBND TP không trình nội dung đề xuất HĐND TP xem xét thông qua việc tăng viện phí như dự kiến. Trước đó, ngày 4-7, UBND TP đã có tờ trình số 3367 gửi HĐND TP đề nghị xem xét thông qua việc tăng viện phí theo thông tư liên tịch số 04 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính (năm 2012) quy định mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Tại tờ trình vừa nêu, UBND TP nói thông tư liên tịch 04 có hiệu lực từ 15-4-2012, đến nay đã có hơn 60 tỉnh, thành phố điều chỉnh viện phí nhưng TP.HCM chưa được điều chỉnh giá thu này. Mặt khác, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo UBND TP sớm trình HĐND TP xem xét, quyết định giá viện phí trong năm 2013.
Theo đề xuất trước đó của UBND TP, ước tính tỉ lệ tăng bình quân trên tổng số các dịch vụ kỹ thuật là 149% (1,49 lần). UBND TP cho biết kết quả thẩm định giá điều chỉnh viện phí cho thấy các bệnh viện ở TP xây dựng giá căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh và các định mức kỹ thuật tiên tiến của Bộ Y tế, nên tỉ lệ bình quân mức giá các bệnh viện xây dựng đã được thẩm định bằng 90% khung giá tối đa quy định tại thông tư liên tịch số 04.
Đánh giá sự tác động của việc đề xuất tăng giá viện phí đối với người sử dụng dịch vụ y tế và đời sống người dân, UBND TP khẳng định người dân được sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ phục vụ. Đồng thời cũng cho rằng trong tổng chi phí khám, chữa bệnh thì chi phí thuốc và vật tư chiếm 60%; chi phí các dịch vụ kỹ thuật chiếm 40%. Do vậy việc điều chỉnh giá viện phí lần này chỉ điều chỉnh tăng ở phần 40% phí các dịch vụ kỹ thuật, còn thuốc và vật tư được tính theo giá mua vào của bệnh viện.
Song theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, một trong những lý do chưa trình kỳ họp HĐND TP lần này để xem xét tăng viện phí ở TP là do có ý kiến băn khoăn việc phải xem xét tăng học phí và viện phí cùng lúc tại kỳ họp, trong khi cả hai loại này đều rất thiết yếu, đụng chạm đến túi tiền của mỗi gia đình.
Đề xuất tăng học phí ngay từ đầu năm học mới
Trong khi đó, một trong những tờ trình đáng chú ý, cũng liên quan đến túi tiền của mỗi gia đình, đó là việc đề xuất tăng học phí từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2014 – 2015. Theo UBND TP, thực chất đề xuất này là thực hiện theo nghị định 49 (năm 2010) của Chính phủ quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
UBND TP đưa ra nhiều lý do cho đề xuất tăng học phí ngay từ năm học mới này. UBND TP cho rằng đến nay, khung học phí ban hành năm 1998 không còn thích hợp với các điều kiện kinh tế-xã hội của TP. Mức học phí đã bộc lộ nhiều yếu kém, bất hợp lý. Cụ thể từ năm 1998 đến nay đã bảy lần điều chỉnh lương tối thiểu chung (từ 290.000 đồng/người/tháng lên 1.050.000 đồng/người/tháng) nên tỉ trọng chi tiền lương giáo viên và cán bộ quản lý trong chi phí của giáo dục đã tăng lên tương ứng, dẫn đến kinh phí phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý… còn hạn chế để đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng dạy và học.
UBND TP cũng nhìn nhận thực tế có tình trạng lạm thu mà nguyên nhân được nêu ra do mức học phí thấp, không ít nhà trường, đặc biệt là các trường phổ thông công lập thực hiện những khoản thu khác, tạo ra tình hình phức tạp, thiếu minh bạch trong cơ cấu tài chính nhà trường…
Theo UBND TP, do thực tế thu nhập của hộ gia đình ở TP khác nhau nên dự kiến mức thu học phí được chia thành hai nhóm. Cụ thể nhóm 1 là học sinh có gia đình sống ở các quận nội thành (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và quận Bình Tân). Nhóm 2 là học sinh có gia đình sống ở các huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và huyện Nhà Bè). Mức học phí đề xuất áp dụng cho nhóm 2 thấp hơn nhóm 1. Cũng theo đề xuất, mức học phí năm học 2014-2015 tiếp tục tăng so với năm 2013-2014.
So sánh mức tăng giữa mức cũ và mức đề xuất mới, xin xem bảng sau đây:
Khung học phí theo quyết định 70 của Thủ tướng (hiện đang áp dụng tại TP), đơn vị tính đồng/học sinh/tháng
Cấp học<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Nội thành |
Ngoại thành |
Nhà trẻ |
50.000 |
30.000 |
Mẫu giáo |
40.000 |
20.000 |
Tiểu học |
Không thu |
Không thu |
Trung học cơ sở |
15.000 |
10.000 |
Bổ túc trung học cơ sở |
45.000 |
35.000 |
Trung học phổ thông |
30.000 |
25.000 |
Bổ túc trung học phổ thông |
65.000 |
45.000 |
Các mức được UBND TP đề xuất HĐND TP thông qua:
MỨC THU NĂM HỌC 2013 - 2014
Cấp học |
Mức học phí mới đề nghị năm 2013 - 2014 | |
Nhóm 1 (nội thành) |
Nhóm 2 (ngoại thành) | |
Nhà trẻ |
150.000 |
90.000 |
Mẫu giáo |
120.000 |
60.000 |
Tiểu học |
Không thu | |
Trung học cơ sở |
75.000 |
60.000 |
Bổ túc trung học cơ sở |
112.000 |
90.000 |
Trung học phổ thông |
90.000 |
75.000 |
Bổ túc trung học phổ thông |
135.000 |
112.000 |
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ở TP ước tăng 7,9% (cùng kỳ tăng 8,1%). Khu vực dịch vụ tăng 9,1% (cùng kỳ tăng 8,7%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 7,1%), khu vực nông nghiệp tăng 7% (cùng kỳ tăng 4,9%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 288.912 tỉ đồng, tăng 11,14% (cùng kỳ tăng 21,3%). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 13.708,9 triệu USD, tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 5,5%). Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9.932,9 triệu USD, tăng 6,1% (cùng kỳ tăng 1,7%). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12.706,2 triệu USD, tăng 15,5% (cùng kỳ tăng 3,3%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6-2013 ước tăng 0,12% so với tháng trước (cùng kỳ giảm 0,43%). So với tháng 12-2012, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,78% (cùng kỳ tăng 2,05%). Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước tăng 5,2% (cùng kỳ tăng 5,4%). Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 107.662 tỉ đồng, đạt 45,17% dự toán, tăng 5,23% (cùng kỳ giảm 1,51%). Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước đạt 39,98% dự toán, tăng 10% (cùng kỳ tăng 13,47%). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận