27/05/2013 14:00 GMT+7

Cần cơ chế để dân giám sát Đảng

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Sáng nay 27-5, đại biểu Quốc hội đã bắt đầu hoạt động thảo luận góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

RFyztWqe.jpgPhóng to
Đại biểu Võ Thị Dung: "Quyền sở hữu tài sản cũng được hiến pháp bảo hộ. Nên chăng sử dụng quyền trưng mua đất của người dân khi cần làm các dự án kinh tế, xã hội” - Ảnh: Mai Hương

Về chế độ chính trị, cụ thể là ở điều 4, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm góp ý: “Nhân dân đồng tình, thống nhất giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Thế nhưng, điều người dân quan tâm là Đảng chịu trách nhiệm như thế nào về quyền lãnh đạo đó? Nhân dân muốn có cơ chế để giám sát tính chịu trách nhiệm của đảng. Tôi cho rằng nên có cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động của Đảng. Cần có một hành động cụ thể để tiếp thu nguyện vọng rất chính đáng, rất có trách nhiệm của nhân dân. Nếu ta chỉ tiếp thu mà không có động thái cụ thể thì người dân sẽ rất buồn vì ý kiến chính đáng mà không được tiếp nhận- điều đó không có lợi cho sự phát triển của Đảng và xây dựng đất nước”.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện băn khoăn về vấn đề thu hồi đất. “Tôi đề nghị sửa Hiến pháp lần này ta nên mạnh dạn sửa theo hướng: đảm bảo quyền sử dụng đất là quyền được pháp luật bảo hộ, chỉ trong trường hợp vì mục đích quốc phòng an ninh mới thu hồi, còn khi làm các dự án về kinh tế xã hội thì nên trưng mua của dân- tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan trong khi thực tế rất nhiều dự án còn chưa xử lý hết, chưa triển khai hết".

Đồng tình với quan điểm của ông Thiện, đại biểu Võ Thị Dung cho rằng: Thu hồi đất như trong dự thảo quy định chưa phù hợp. Tôi vẫn giữ ý kiến góp ý như lần trước: đề nghị không thu hồi đất với dự án vì mục đích kinh tế xã hội. “Đất gắn liền với tài sản trên đất. Nhà nước thu hồi đất, nhưng nếu người dân không đồng ý cho thu hồi tài sản trên đất thì sao? Quyền sở hữu tài sản cũng được hiến pháp bảo hộ. Vậy nên chăng sử dụng quyền trưng mua đất của người dân khi cần làm các dự án kinh tế, xã hội” - bà Dung đề xuất.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị trong Hiến pháp không nên nhấn mạnh, đề cao quá mức vai trò chủ đạo của kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, bởi vì như thế dễ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên