Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ mới, mở rộng đối tượng được hưởng, trong đó ưu tiên đầu tiên là người nghèo, kế đến là diện mới thoát nghèo và hộ cận nghèo.
Ông Ninh nhấn mạnh trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững phải đặc biệt quan tâm tạo việc làm ổn định, gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Nguyễn Trọng Đàm kiến nghị “để đảm bảo giảm nghèo bền vững cần giảm dần các chính sách hỗ trợ mang tính trợ cấp, tăng các chính sách khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo, kéo dài thời gian thụ hưởng chính sách đối với hộ mới thoát nghèo thêm 1-3 năm”.
Tại hội nghị, hầu hết ý kiến và đề xuất của các tỉnh, thành đồng tình việc kéo dài thời gian thụ hưởng các chính sách hỗ trợ từ 1-3 năm cho những hộ mới thoát nghèo.
Theo kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2013 và phương hướng đến năm 2015 mà Bộ LĐ-TB&XH đề xuất thì đến năm 2013, giảm tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 9,6% xuống 7,6% (giảm 2%); riêng tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5% (từ 43,89% xuống 38,89%). Đến cuối năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành và tỉ lệ các huyện nghèo còn dưới 30%.
Để thực hiện mục tiêu của năm 2013 sẽ cần 5.031,207 tỉ đồng.
Cũng theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, tuy Nhà nước đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi… nhưng nhiều nơi tỉ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi còn trên 60-70%; tỉ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo cả nước, thu nhập bình quân chỉ bằng 1/6 mức thu nhập của cả nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận