Đà Nẵng “phản pháo”Đà Nẵng: sai phạm đất đai hơn 3.400 tỉ đồng
Phóng to |
Khu đất 29ha thuộc dự án khu đô thị Đa Phước (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là một trong số nhiều dự án đất đai bị Thanh tra Chính phủ thanh tra. Ảnh: Đăng Nam |
Để làm rõ vấn đề này, trưa 19-1, Tuổi trẻ đã trao đổi qua điện thoại với ông Đỗ Văn Dũng, phó vụ trưởng Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (Văn phòng Chính phủ), người trực tiếp theo dõi và xử lý hồ sơ về thanh tra Đà Nẵng.
* Thưa ông, một kết luận thanh tra được công bố nhưng đối tượng được thanh tra không đồng tình, cho rằng không phù hợp với thực tiễn. Theo ông, vấn đề sẽ được xử lý như thế nào?
- Việc thanh tra, kết luận của thanh tra cũng như việc giải quyết sau kết luận thanh tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật.
* Dư luận thắc mắc trong một cuộc họp báo ngày 10-1 của Thanh tra Chính phủ, khi báo chí hỏi kết quả thanh tra tại Đà Nẵng thì Thanh tra Chính phủ không công bố vì nói đó là tài liệu mật, nhưng đến nay lại “đột nhiên” không mật?
- Theo quy định, khi chưa có kết luận cuối cùng, các tài liệu là mật. Kết luận ban đầu được Thanh tra Chính phủ đóng dấu mật. Sau đó ngày 11-1 Thanh tra Chính phủ có văn bản báo cáo Thủ tướng là thanh tra rà soát lại thấy rằng các nội dung không còn thuộc danh mục bí mật nên đề nghị Thủ tướng cho công khai kết luận thanh tra theo đúng Luật thanh tra và Thủ tướng có ý kiến đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
* Nhưng vì sao kết luận thanh tra đã hoàn tất và Thủ tướng đã có ý kiến từ khoảng hai tháng nay nhưng Thanh tra Chính phủ lại không công bố ngay mà đến thời điểm này mới công bố?
- Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ hoàn toàn chủ động trong việc công bố kết luận thanh tra. Ngay kết luận thanh tra Ngân hàng Phát triển tại buổi họp báo ngày 10-1 của Thanh tra Chính phủ cũng được công bố sau khoảng bốn tháng.
* Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến đồng ý của Thủ tướng vào ngày 13-1 là chủ nhật, bản thân lãnh đạo Đà Nẵng cũng thắc mắc về sự “nhanh chóng” bất thường này?
- Văn bản ngày 11-1 của Thanh tra Chính phủ đóng dấu “hỏa tốc” nên theo quy định, Văn phòng Chính phủ phải xử lý ngay. Ngày 13-1 Thủ tướng có ý kiến thì Văn phòng Chính phủ phải ra văn bản thông báo ngay, bất kể đó là ngày nghỉ, ngày lễ. Việc này là hoàn toàn bình thường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận