Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói như trên trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào sáng 1-10 tại Hà Nội.
Phóng to |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXVN |
Với tinh thần tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, trí tuệ của trung ương trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước, Tổng bí thư đã gợi mở ba nhóm vấn đề để hội nghị tập trung thảo luận cho ý kiến, cụ thể về kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và một số vấn đề về xây dựng Đảng.
Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước
"Phải chăng vừa qua, chúng ta mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống, đối phó với tình hình khó khăn về tài chính, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động... mà chưa ở thế chủ động triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện ba khâu đột phá nêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội?" |
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, cần xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2013. Tổng bí thư nhấn mạnh đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” là vấn đề lớn, khó khăn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, và đề nghị trung ương cho ý kiến: Vì sao lúc này chúng ta vẫn tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước? Phạm vi nội dung đến đâu?... Tổng bí thư cho biết Bộ Chính trị đã tám lần nghe Ban cán sự Đảng Chính phủ báo cáo và đã ban hành bốn chỉ thị, kết luận chỉ đạo về công tác này.
Đề cập vấn đề đất đai, Tổng bí thư đề nghị trung ương tập trung thảo luận kỹ để đi đến thống nhất ban hành nghị quyết của trung ương định hướng cho việc nghiên cứu sửa đổi Luật đất đai. Chú ý tiếp tục hoàn thiện các quy định về giá đất theo hướng giá đất do Nhà nước xác định trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án sản xuất, kinh doanh...
Hàng loạt câu hỏi
Hội nghị kéo dài hai tuần Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa, sáng 1-10 hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị. Theo chương trình, hội nghị làm việc đến ngày 15-10-2012. Nội dung làm việc của hội nghị tập trung thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; chính sách, pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan trọng khác. |
Để giải đáp được những câu hỏi nêu trên một cách đúng đắn, cần có sự đánh giá toàn diện, khách quan trong 16 năm qua; làm rõ vì sao giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến nay vẫn chưa thật sự trở thành nền tảng và động lực cho phát triển? Vướng mắc chính ở chỗ nào?...
Phạm vi giáo dục - đào tạo rất rộng, bao gồm: mầm non, phổ thông, đại học và đào tạo nghề từ sơ cấp đến cao đẳng. Các chuyên ngành khoa học - công nghệ cũng rất phong phú, đa dạng, bao gồm: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ...
Cả hai lĩnh vực này đều phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc hơn nữa tư duy và nhận thức của các ngành, các cấp cho phù hợp với bối cảnh và yêu cầu mới. Trên cơ sở đó, đổi mới căn bản cơ chế, chính sách, nhất là chính sách đầu tư và cơ chế tài chính; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới đồng bộ hệ thống giáo dục - đào tạo và nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ; đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tôn vinh đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học, các nhà quản lý, nhất là những nhân tài đúng với tinh thần “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Lập lại Ban Kinh tế trung ương
Về công tác xây dựng Đảng, Tổng bí thư chỉ rõ: Từ Đại hội XI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành khá nhiều văn bản quan trọng và đã dành nhiều công sức cho việc thực hiện nhiệm vụ then chốt này.
Đặc biệt, nghị quyết trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang được toàn Đảng tập trung triển khai thực hiện rất tích cực theo đúng kế hoạch, lộ trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ; đồng thời đã kiểm điểm tập thể và cá nhân một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
Riêng việc lập lại Ban Kinh tế trung ương và việc xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị đã có tờ trình và đề án gửi trung ương.
Phóng to |
Quang cảnh hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI khai mạc trọng thể tại trụ sở Trung ương Đảng - Ảnh: TTXVN |
Chúng ta đều biết cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ; do đó công tác cán bộ được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Và trong công tác cán bộ thì việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài. Từ nhiều năm qua, nhất là từ khi có nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, công tác quy hoạch cán bộ đã được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách khá bài bản trong toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ cũng còn không ít hạn chế, yếu kém, như nhiều trường hợp chưa gắn với việc đánh giá cán bộ hoặc chưa căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ; chưa thật sự xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ công tác; chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ; chưa có tầm nhìn xa, dẫn đến tình trạng lúng túng, hụt hẫng mỗi khi cần bổ sung, thay thế; đặc biệt, chưa xây dựng được quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Nhận rõ khuyết điểm này, nghị quyết trung ương 4 khóa XI đã nêu nhiệm vụ phải xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Tại hội nghị này, trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể, mà chủ yếu tập trung cho ý kiến về mục đích, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung của việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Nội dung công tác quy hoạch Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, bao gồm: yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể; độ tuổi tham gia quy hoạch; số lượng, cơ cấu của quy hoạch; đối tượng và điều kiện lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; quy trình phát hiện, giới thiệu, lựa chọn và quyết định nguồn quy hoạch; quản lý và thực hiện quy hoạch... Sau khi trung ương thống nhất về những vấn đề quan trọng này và Ban Chấp hành trung ương ban hành nghị quyết, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cụ thể Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. (*) Tít chính và các tít phụ do Tuổi Trẻ đặt. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận