Chiếm lòng lề đường để giữ xeVỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn bị “bức tử”
Phóng to |
Công an quận Hoàn Kiếm xử phạt một trường hợp đỗ ôtô trái phép dưới lòng đường (ảnh chụp trên đường Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Tuy nhiên, quyết định này đã gặp không ít phản ứng do TP không tổ chức các điểm trông giữ thay thế, khiến người dân khó khăn trong việc gửi xe.
Cấm vẫn giữ
Theo yêu cầu của TP, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phải hoàn thành việc thu hồi trước ngày 15-2. Tuy nhiên ghi nhận tại nhiều tuyến phố sáng cùng ngày, tình trạng trông giữ xe vẫn tràn lan, cả những điểm tự phát lẫn có phép.
Dọc phố Liễu Giai (Q.Ba Đình) - điểm gần Cung thể thao Quần Ngựa, đầu giờ sáng 15-2 hàng loạt xe vẫn điềm nhiên đỗ tại đây. Hơn 2km đường Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân) tình trạng đỗ xe diễn ra tràn lan. Trên địa bàn quận này, các đường Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương, Hoàng Minh Giám cũng trong tình trạng tương tự. Tại Q.Đống Đa, các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Cát Linh, Nguyễn Lương Bằng, trước nhiều cơ quan, nhà hàng, quán cà phê, khá nhiều ôtô đỗ thành hàng dài dọc phố. Phố Bà Triệu, Phố Huế (Q.Hoàn Kiếm) cũng trong tình trạng tương tự, nhiều điểm giữ xe vô tư dàn hàng trên vỉa hè, dưới lòng đường, mặc dù đã có lực lượng ra quân dẹp.
Phóng to |
Xe máy đỗ la liệt trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến người đi bộ qua lại khó khăn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phố Đinh Tiên Hoàng nằm ngay cạnh hồ Gươm, nơi luôn là điểm nóng nhức nhối về tình trạng lộn xộn trong trông giữ xe và thu phí quá giá quy định, trong cả sáng và chiều 15-2, hai điểm trông giữ xe trên vỉa hè trước cửa Bưu điện Hà Nội và điểm trông giữ dưới lòng đường khu vực gần quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn giữ xe thu tiền.
Tại điểm giữ xe trước cửa Bưu điện Hà Nội, các nhân viên giữ xe của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hạnh Ly vẫn trưng biển nhận giữ xe nên cả khu vỉa hè trước cửa Bưu điện Hà Nội chật kín hai hàng xe máy. Cách điểm trông giữ này khoảng 200m, điểm trông giữ xe máy, ôtô có quy mô lớn hơn tại khu vực gần quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đếm vội cũng có vài chục ôtô lớn nhỏ xếp kín bãi. Ở đây, điều dễ thấy là nhân viên giữ xe có thái độ tự tin hơn, có nhân viên chỉ tấm biển quy định điểm đỗ ôtô vẫn còn hiệu lực cắm giữa bãi với hàm ý còn biển cho đỗ thì còn trông giữ. Cả hai tấm biển quy định điểm đỗ của Sở Giao thông vận tải tại bãi giữ xe này đến tận cuối chiều qua vẫn chưa được dỡ bỏ.
Theo lý giải của phó chánh Thanh tra giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) Nguyễn Mạnh Cường, mặc dù đã đến hạn theo yêu cầu của TP nhưng việc triển khai chưa đồng bộ do phải phụ thuộc tiến độ của các quận. “Trước đó các quận cấp phép và thu lệ phí của các đơn vị tổ chức trông giữ xe, vì vậy phải chờ quận hoàn thành hoàn trả kinh phí để chấm dứt hợp đồng mới có thể thu hồi các điểm trông giữ” - ông Cường nói.
Phóng to |
Nằm trong danh mục các tuyến đường, phố bị cấm, nhưng điểm giữ xe trên phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vẫn tiếp tục trông giữ xe dưới lòng đường (ảnh chụp lúc 14g ngày 15-2) - Ảnh: Nam Khánh |
Chưa có điểm đỗ mới
“Chúng tôi cũng xem xét một số điểm, tuyến phố phù hợp báo cáo TP cho phép tổ chức chỗ đỗ để giải quyết nhu cầu chính đáng của người dân. Về lâu dài, Sở Giao thông vận tải đã có đề án quy hoạch các điểm đậu xe trình TP xem xét phê duyệt để thực hiện theo đề án giải quyết cơ bản điểm đỗ xe trên TP. Tuy nhiên nhu cầu đậu xe của người dân luôn cao hơn khả năng hiện có. Việc hạn chế điểm đỗ cũng là một giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân, khi không có điểm đỗ thì người dân sẽ chọn các hình thức giao thông phù hợp hơn”. |
Trong lúc đó, bà Nguyễn Thị Thanh Lam, phó giám đốc Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, cho biết trong số 262 điểm trông giữ xe bị “trảm”, công ty có tới 47 điểm trông giữ phương tiện tại 35 tuyến phố bị rút giấy phép, tương đương hơn 18.000m2 với sức chứa 1.400 ôtô, 200 xe máy. “Rất thiệt thòi cho doanh nghiệp vì TP cắt nhưng lại “quên” bố trí điểm đỗ mới thay thế, khiến doanh nghiệp gặp khó trong sắp xếp lao động, thay đổi kế hoạch sản xuất...” - bà Lam bày tỏ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh cho biết đến ngày 15-2, lực lượng liên ngành đã gửi thông báo và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp về việc rút giấy phép trông giữ xe. “Từ hôm nay (16-2) nếu doanh nghiệp nào đã bị rút giấy phép mà vẫn tiếp tục tổ chức trông giữ xe, chúng tôi sẽ tiến hành giải tỏa và xử phạt nghiêm” - ông Linh nói. Thừa nhận nhu cầu đỗ xe rất lớn, cũng như những bất tiện của người dân khi bị cấm đỗ xe trên nhiều tuyến phố, tuy nhiên theo ông Linh, trong quyết định của TP đến nay vẫn chưa phê duyệt các điểm đỗ mới.
Tại cuộc họp liên ngành chiều 15-2 về việc triển khai quyết định thu hồi giấy phép trông giữ xe đạp, môtô, ôtô trên vỉa hè, lòng đường, ông Nguyễn Quốc Hùng - giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội - cho biết ngày 28-12-2011, liên ngành Công an TP và Sở Giao thông vận tải trình UBND TP Hà Nội phê duyệt danh mục 224 tuyến phố đủ điều kiện cấp phép và 271 tuyến phố cấm tổ chức trông giữ ôtô, môtô trên vỉa hè, lòng đường. Trong tờ trình xây dựng đầy đủ căn cứ pháp lý, tiêu chí tuyến phố nào được đỗ, không được đỗ. Nhưng ngày 6-2-2012, UBND TP có văn bản yêu cầu thu hồi điểm đỗ xe trên 262 tuyến phố, quy định tuyến phố không được đỗ chứ không quy định tuyến phố được trông giữ xe như tờ trình của liên ngành.
Theo ông Hùng, trong tờ trình của liên ngành cũng đề xuất UBND TP Hà Nội có những quy định chung về trông giữ xe trên địa bàn TP, trong đó siết lại trật tự kỷ cương và phục vụ lợi ích chính đáng của người dân tốt nhất. Đồng thời đã đề xuất TP nên xem xét giao cho đơn vị của Nhà nước chịu trách nhiệm trên toàn địa bàn TP để đảm bảo nhu cầu đỗ xe cho người dân chứ không nên cho nhiều thành phần thực hiện. “Quan điểm giao cơ quan nhà nước thực hiện là tốt nhất, nếu có gì xảy ra cơ quan đó sẽ chịu trách nhiệm trước TP, dễ xử lý hơn so với hiện nay”.
TP.HCM: giảm dần đường cho đậu và giữ xe Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, từ năm 2012 Sở Giao thông vận tải TP phối hợp với UBND các quận, huyện rà soát để dần chấm dứt việc dùng lòng đường, vỉa hè để đậu, giữ xe làm ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông. Theo Sở Giao thông vận tải, việc đậu, giữ xe trên nhiều tuyến đường được UBND TP cho phép từ nhiều năm trước tới nay đã không còn phù hợp với tình hình giao thông mới. Theo danh mục được UBND TP ban hành từ năm 2009, có 112 tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để phục vụ kinh doanh buôn bán và gần 80 tuyến đường được phép đỗ ôtô dưới lòng đường có thu phí. Các tuyến đường được đỗ ôtô dưới lòng đường phải đảm bảo những tiêu chí nhất định như bề rộng đường, lưu lượng giao thông... và phải được UBND TP cho phép. Tuy nhiên trong thực tế, một số tuyến đường không nằm trong danh mục được UBND TP ban hành vẫn tổ chức đậu xe khiến tình trạng kẹt xe thêm nghiêm trọng. Việc cho đậu ôtô dưới lòng đường thu phí được các chuyên gia giao thông đánh giá “lợi bất cập hại”, tuy thời điểm mới áp dụng có làm tình hình đậu, giữ xe trên các tuyến đường ổn định hơn nhưng về lâu dài lại làm cản trở giao thông. Cuối năm 2011, Sở Giao thông vận tải TP đề nghị chấm dứt việc đậu xe tại 9/33 tuyến đường cho phép đậu xe dưới lòng đường tại địa bàn Q.1. Một số địa phương khác như Q.5, Q.10, Q.11... cũng đang rà soát để chấm dứt việc đỗ xe thu phí tại các tuyến đường không còn phù hợp. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận