06/02/2012 08:34 GMT+7

Ngày đầu phát ấn đền Trần: chen lấn rồi... vắng hoe

NGUYỄN KHÁNH - HÀ HƯƠNG - QUANG THẾ - HÀ ĐỒNG
NGUYỄN KHÁNH - HÀ HƯƠNG - QUANG THẾ - HÀ ĐỒNG

TTO - 7g sáng 6-2. Mưa phùn ẩm ướt. Ban tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần đã chính thức phát ấn cho khách thập phương. Theo TTO ghi nhận, người nhận ấn khá thưa thớt, trái ngược với cảnh "tranh cướp" lộc đêm trước.

* Đêm 5-2, hàng ngàn người tranh nhau vét sạch "lộc đền Trần" * Thanh Hóa: Khai ấn, phát ấn đền Trần trong bình yên

Hơn 2.000 người bảo vệ đêm khai ấn đền TrầnHàng rào sắt quanh đền Trần trước giờ phát ấn

ZM8dr1HT.jpgPhóng to
Do chuyển giờ phát ấn từ sáng sớm nên nhiều người khá mệt mỏi, có lẽ do chờ đợi từ tối qua - Ảnh: Nguyễn Khánh

Mọi người xếp hàng có trật tự tại các điểm phát ấn và không có tình trạng chen lấn xô đẩy như mọi năm.

Theo ban tổ chức, việc chuyển thời gian phát ấn (từ 12g30 đêm sau lễ khai ấn theo truyền thống sang 7g sáng hôm sau) là lý do chủ yếu khiến hiện tượng người “nhận ấn” ít hơn mọi năm.

Sau đây là những hình ảnh ghi nhận được tại đền Trần - Nam Định sáng 6-2:

JceuRjwo.jpgPhóng to
Đến giờ phát ấn (7g sáng ) tại cổng tam quan vào đền Trần vắng vẻ khách thập phương -Ảnh: Nguyễn Khánh
lHAsrSvD.jpgPhóng to
Những hàng rào sắt vắng bóng người xin ấn - Ảnh: Nguyễn Khánh
8A1yuGxg.jpgPhóng to
Thoải mái vui vẻ đi nhận ấn đầu năm - Ảnh: Nguyễn Khánh
8M0EggAX.jpgPhóng to
Lực lượng an ninh trật tự khá nhàn rỗi - Ảnh: Nguyễn Khánh
S7KNyuFP.jpgPhóng to
Ấn đền Trần năm nay bằng giấy (mọi năm làm bằng vải), giá “thành tâm” từ 10.000 đến 20.000đ - Ảnh: Nguyễn Khánh
qiTZDS2L.jpgPhóng to
Tại một điểm phát ấn - Ảnh: Nguyễn Khánh
DmNzlZYG.jpgPhóng to
“Đã lâu lắm rồi chúng tôi đi phát ấn mới được thảnh thơi như năm nay” một cụ cao niên thôn Tước Mạc cho biết - Ảnh: Nguyễn Khánh
QzZSJPXT.jpgPhóng to
Sau khi nhận ấn, khách thập phương viếng đền Thiên Trường - Ảnh: Nguyễn Khánh

Tình hình thoải mái này trái ngược với đêm trước, 5-2 (14 tháng giêng âm lịch), hàng nghìn người địa phương và du khách đã "hành hương" về đền Trần. Và tình trạng chen lấn, xô đẩy đã diễn ra.

zwoIYZdV.jpgPhóng to
Sân trước đền Thiên Trường đan đặc người dân đến làm lễ - Ảnh: Nguyễn Khánh

Lễ khai ấn hàng năm diễn ra một ngày duy nhất vào tối 14 rạng 15 tháng giêng hàng năm tại đền Trần, phường Lộc Vượng, TP Nam Định.

Do lượng người quá đông, khuôn viên đền hẹp, để đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, ban tổ chức sẽ tổ chức phát ấn vào 7g sáng 6-2 (tức 15 âm lịch). Tuy nhiên đêm qua, du khách vẫn ùn ùn đổ về.

"Vơ vét" lộc đền Trần

Thay vì tranh cướp lá ấn như mọi năm, hàng ngàn người lao vào “vơ vét” đồ thờ trong đền Trần để “lấy lộc giờ thiêng” trong đêm 14 tháng giêng (5-2). Dù đêm phát ấn bão táp không lặp lại nhưng sự tranh cướp cũng khiến những người chứng kiến thấy kinh hoàng.

Biển người cứ chen chúc xô đẩy vào đền rồi hả hê đi ra với một cành hoa gãy hay một cây nến trong tay.

Một người đàn ông tay giữ chặt bông hoa cúc vừa cướp được đã khấn như vậy trong sân đền. Với vẻ hỉ hả, anh cho biết: “Phải chen vào bên trong đền, đặt tiền lên thờ rồi lấy một bông. Nhưng mà đông quá, cứ vơ vội thôi, ai lấy được gì thì lấy. Ơn lộc đền, chỉ mong năm nay lên được chức giám đốc”.

2.183 người bảo vệ cho đêm khai ấn. Một lực lượng “khủng” cùng hệ thống hàng rào được dựng lên vòng trong vòng ngoài tưởng rất kiên cố vẫn không ngăn nổi người dân. Dù biết không phát ấn nhưng ngay từ sớm người dân đã đứng đặc kín trước cổng đền. 23g, sau thời khắc khai ấn, hàng ngàn người xô ngã cả hàng rào lẫn lực lượng công an để tràn vào bên trong đền. Từng đó con người, dù đi ngả nào cũng tập trung vào khu vực tế lễ ở đền Thiên Trường để xin lộc.

Không chỉ người đàn ông này, nhiều người cũng lấy làm sung sướng khi có trong tay chút “lộc” đền. Một cành hoa đã gãy mất phần ngọn, vài bông cúc, vài cành lan bỗng dưng được gắn thêm nhiều ý nghĩa rất mơ hồ: cầu phúc, cầu tài, cầu thăng quan tiến chức…

Trời lạnh và mưa nhưng bên hành cung Thiên Trường vẫn có mấy phụ nữ ăn mặc phong phanh, áo dành để che cho… lộc. Đó là những cây nến cỡ lớn có chiều cao cỡ 1m, đường kính 15cm được mang từ hậu cung đền ra. Không giấu được vẻ tự hào, chị nói với người bên cạnh: “Lộc nhà đền chia cho đấy, nhưng cung tiến mất nhiều tiền lắm”. Rồi một lúc sau, theo sự hướng dẫn của một cảnh sát, người phụ nữ cùng người nhà và mấy người khuân vác lũ lượt vác “lộc” đi cổng sau ra về.

Vậy là sau giờ khai ấn, với tốc độ vơ vét của khách thập phương, bàn thờ trong đền Thiên Trường cũng trở nên tan hoang. Lấy được gì là lấy, ai cũng hỉ hả vì xin được lộc, chẳng mảy may về hành động tranh cướp của mình. Thậm chí có người còn nói: lộc phải chen chúc, tranh nhau thì mới quý (?!).

Trăm kiểu “xin” lộc

Không chỉ có chuyện lấy một cành hoa gãy làm lộc, người đi lễ đền Trần cũng có đủ trò xin lộc. Phần rước kiệu ấn, dù được bảo vệ bởi lớp hàng rào, lực lượng công an, dân phòng nhưng cũng không ngăn nổi nhiều người vò tiền lẻ ném vào kiệu mong cầu tài lộc. Chưa lúc nào người ta chứng kiến một cảnh tượng vừa hỗn loạn vừa hài hước như thế.

Người ở ngoài ném rào rào vào, còn lực lượng bảo vệ bên trong thì tha hồ nhặt. Thậm chí một số quan khách đeo phù hiệu đỏ cũng chạy theo kiệu ấn để “nhặt lộc". Không đến 10 phút đoàn rước ấn đi qua, chỗ tiền bị ném bị nhặt sạch. Thậm chí một số bảo vệ còn mang cả đèn pin ra soi và hè nhau: “Lộc đấy, nhặt đi”.

Sau lễ khai ấn, một lực lượng cảnh sát cơ động, công an vẫn đứng vây quanh bảo vệ kiệu nhưng nhiều thanh niên vẫn cố trèo lên hàng rào sắt mong kiếm một chút lộc ấn. Phía bên trong chen chúc, hỗn loạn khi nhiều người cùng tranh nhau bẻ cành đào. Sau một lúc “xâu xé” cành đào biến thành rất nhiều “lộc” bé, mỗi người chia nhau một mẩu ngắn chẳng quá 10cm rồi chen ngược ra, hồ hởi ra về.

Anh Tiến, một bảo vệ trong khu vực đền, cho biết: "Chúng tôi cứ tưởng thông báo không phát ấn thì lượng người ít đi, ai ngờ sau 23g người cứ lao vào đông nghịt".

4975C4gU.jpgPhóng to
Nhiều người lo xa đã ngủ lại đền chờ đến 7g sáng xin ấn - Ảnh: Quang Thế
Uc23zn0b.jpgPhóng to
Những hàng rào sắt được đặt trước lối ra vào đền đến hàng trăm mét - Ảnh: Quang Thế
kApIftcd.jpgPhóng to
20g, tại cổng tam quan, dù chưa đến giờ khai ấn nhưng hàng ngàn người đã tập trung gây tắc nghẽn - Ảnh: Nguyễn Khánh
mmVurxuJ.jpgPhóng to
14t7xDrh.jpg
21g, ấn được các thiếu nữ đưa vào trong điện thờ đền Thiên Trường. 22g30 kiệu rước ấn vua Trần được long trọng rước vào khu đền Thiên Trường, các bô lão thôn Tước Mạc đọc tế văn - Ảnh: Nguyễn Khánh
q0nEAo2M.jpgPhóng to
Dòng người đầu tiên vào khai ấn trong khu điện thờ - Ảnh: Nguyễn Khánh
eBfDAG2m.jpgPhóng to

Xô đẩy vào đền - Ảnh: Quang Thế

7uZR9Ygx.jpgPhóng to
Những hàng rào ngăn cách nhanh chóng bị xô đổ - Ảnh: Nguyễn Khánh
nwdwxb9V.jpgPhóng to
Cửa ra vào đền “tắc nghẽn” - Ảnh: Quang Thế
28p9X1Hn.jpgPhóng to
23g20, người dân bắt đầu được phép vào khu điện thờ để làm lễ, cảnh tượng chen lấn xô đẩy bắt đầu diễn ra - Ảnh: Nguyễn Khánh
4Bk38uRa.jpgPhóng to
Nhiều người tranh nhau giành các lễ vật tại bàn thờ trước cửa đền Thiên Trường - Ảnh: Nguyễn Khánh
uWHwtpYg.jpgPhóng to
Tiền lộc, hoa quả... đều bị vét sạch - Ảnh: Nguyễn Khánh

Thật ra, sáng sớm 6-2, hiện tượng chen lấn nhận ấn có khả năng tái diễn khi chưa tới 7g đã có hàng trăm người cật lực xếp hàng lẫn chen lấn chờ đợi. Nhưng cảnh này nhanh chóng "xì hơi" (!) - có lẽ do số người muốn nhận ấn thật sự không nhiều.

GjTLaRXY.jpgPhóng to
Chưa đến 7g sáng, đã có hàng trăm người đến đền xếp hàng chờ xin ấn. Xếp thì xếp nhưng chen lấn thì cứ chen lấn - Ảnh: Quang Thế
huZ64MJT.jpgPhóng to
Cảnh sát cơ động được điều động tối đa để bảo vệ trật tự - Ảnh: Quang Thế
6OIxIBCv.jpgPhóng to
Tuy nhiên chỉ khoảng 7g20 mọi lối ra vào cửa xin ấn đều vắng người - Ảnh: Quang Thế

* Trong khi đó, ở Thanh Hóa, đêm 14, rạng sáng 15 tháng giêng năm Nhâm Thìn (tức đêm 5 rạng sáng 6- 2), tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), Ban quản lý di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia đền Trần xã Hà Dương đã tổ chức lễ khai ấn, phát ấn đền Trần năm 2012, thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến du xuân.

Ba năm qua, UBND xã Hà Dương đã khôi phục, tổ chức lễ khai ấn đền Trần đầu xuân tại làng Thổ Khối - nơi thờ Trần Hưng Đạo (nhân dân địa phương gọi là đền Thổ Khối). Những người đến xin ấn tự nguyện đóng góp qua hòm công đức, sau đó được cấp giấy ghi nhận công đức do ban tổ chức cấp. Số tiền này được sử dụng theo quy định của Nhà nước.

Được biết, đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Hà Dương có từ hàng trăm năm nay, được công nhận là di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Đây là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất ở Thanh Hóa, còn giữ được nhiều di vật, hiện vật cổ.

Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Hà Dương đang được UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai kế hoạch bảo tồn, tôn tạo toàn diện, với tổng mức đầu tư hơn 27,5 tỉ đồng.

NGUYỄN KHÁNH - HÀ HƯƠNG - QUANG THẾ - HÀ ĐỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên