Phóng to |
Phóng to |
Nhiều lính cứu hỏa không có mặt nạ phòng độc khi tham gia chữa cháy tòa tháp đôi - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH |
Read this on Tuoitrenews.vnKhám nghiệm hiện trường vụ cháy tòa tháp đôi 33 tầngLời kể của nạn nhân vụ cháyCháy tòa tháp đôi chọc trờiCháy kinh hoàng tại tòa tháp đôi 33 tầng
Đại tá Tô Xuân Thiều, phó giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) Hà Nội, cho biết ban quản lý dự án, nhà thầu đã vi phạm Luật PCCC, không đảm bảo công tác phòng cháy trong quá trình thi công tòa nhà.
Phát cháy từ tầng hầm số 1
Từ sáng sớm 16-12, Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cùng các đơn vị liên quan đã khám nghiệm hiện trường công trình Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông của Tập đoàn Điện lực VN, số 11 phố Cửa Bắc, Hà Nội. Cơ quan chức năng kiểm tra hiện trường, lấy mẫu vật điều tra nguyên nhân và địa điểm phát cháy của vụ hỏa hoạn. Trước đó, sau khi được dập tắt lúc 20g tối 15-12, đến 1g30 sáng 16-12 đám cháy tiếp tục bùng lên tại khu tầng hầm của tòa tháp đôi. Lực lượng PCCC đã điều động một xe cứu hỏa đến chữa cháy, khoảng 40 phút sau đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Một cán bộ điều tra cho biết việc khám nghiệm hiện trường ít nhất phải kéo dài năm ngày, sau đó cơ quan chức năng làm các giám định nhằm xác định vị trí, nguyên nhân vụ cháy.
Theo ông Nguyễn Xuân Viễn - chỉ huy trưởng tổ sơn bả tại công trường tòa tháp, đám cháy xuất phát tại hầm số 1, nhiều khả năng do thợ hàn thi công gây bắn tàn lửa khiến xốp cách âm ở trần, vách tường của tầng hầm phát lửa gây cháy. Điểm phát cháy cách cửa hầm khoảng 15m.
Theo bác sĩ Nguyễn Thống - trưởng khoa bỏng Bệnh viện Xanh Pôn, số liệu tổng hợp ngày 16-12 cho thấy tổng cộng 29 nạn nhân của vụ bỏng được cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn (thống kê của bệnh viện lúc 21g30 ngày 15-12 là 24 bệnh nhân). Đến 10g sáng 16-12, chỉ còn 11 nạn nhân được lưu điều trị tại viện, 18 người ra viện. “11 trường hợp phải nằm lại viện do có biểu hiện bỏng hô hấp rõ ràng, bị hít phải quá nhiều khói độc trong thời gian dài hàng giờ đồng hồ. Bỏng hô hấp gây tổn thương đường thở là mức độ rất nặng của thảm họa bỏng” - bác sĩ Thống nói. |
Đại tá Tô Xuân Thiều nhận định nguyên nhân cháy có thể do bất cẩn trong sử dụng lửa, cụ thể là sử dụng máy hàn xì gây tia lửa điện hoặc hút thuốc gây bén vào mút xốp dẫn đến bắt lửa gây cháy.
Thiếu phương tiện
Về vấn đề chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, ông Thiều bày tỏ sự đáng tiếc khi chủ đầu tư, nhà thầu không đảm bảo các yêu cầu luật định về công tác PCCC. Tòa tháp đôi đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng chưa có hệ thống chữa cháy, công tác PCCC quá đơn giản, chỉ có một số bình xịt ở khu vực tầng hầm, còn các tầng trên đều không có.
“Thậm chí toàn bộ tòa nhà đều không có nước, không có hệ thống báo cháy, đây là trách nhiệm thuộc về nhà thầu” - ông Thiều nhấn mạnh. Về hệ thống thang cứu nạn, ông Thiều cho biết tòa nhà có bốn cầu thang thoát nạn đều thiết kế là cầu thang kín nhưng đang thi công, nhà thầu đã mở để sử dụng đi lên tầng trên, nên cầu thang này trở thành cầu thang hở và dẫn khói đi lên các tầng.
Theo đại tá Thiều, việc thiếu thốn một số trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ là vấn đề cần xem lại. Về xe thang, ông Thiều khẳng định trên thế giới chưa có xe thang nào cao hơn 100m, chỉ 72m là cao nhất, nếu vượt độ cao này xe thang bị gió thổi lắc giật, không đảm bảo an toàn. Hiện ở Hà Nội chỉ có thể áp dụng xe thang 52m, vươn được tới các tầng 17-18. Nếu mua xe thang 72m, nặng đến 80 tấn thì không có đường nào ở Hà Nội chịu nổi. Do đó, việc chữa cháy phải xác định phương án “bốn tại chỗ” gồm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ.
Về vấn đề sử dụng trực thăng chữa cháy, cứu nạn, ông Thiều cho biết trong việc chữa cháy tòa tháp đôi hoàn toàn không có yêu cầu hỗ trợ trực thăng nào cả vì chưa cần thiết đến mức như vậy. Theo ông Thiều, để trực thăng đáp được xuống từng tòa nhà làm nhiệm vụ cứu người, ngay từ bây giờ các tòa nhà phải thiết kế sân đỗ cho máy bay cứu nạn chứ không phải cứ thích là mua trực thăng. Nếu chỉ dùng thang dây trên trực thăng để cứu người thì còn phụ thuộc gió, vị trí... nên chưa chắc đảm bảo. Hiện Sở Cảnh sát PCCC đề xuất mua máy bay trực thăng chữa cháy, cứu nạn nhưng giá trị gấp 10 lần một xe chữa cháy chuyên nghiệp, phải đến năm 2020 mới có thể trang bị.
Về phương tiện đệm nhảy, ống tụt, ông Thiều cho biết không phải lúc nào cũng dùng được, đệm nhảy chỉ cho phép nhảy từ tầng 4-5, ống tụt chỉ có khẩu độ nhất định. Các phương tiện này chỉ áp dụng cho nhà thấp tầng. Ông Thiều cho rằng cái thiếu trong vụ cháy là bình thở oxy, mặt nạ phòng độc. “Dụng cụ hỗ trợ cho chính lực lượng cứu hộ còn không đủ huống chi cho người mắc kẹt” - ông Thiều nói.
|
Phải dùng trực thăng cứu người bị nạn
Qua vụ cháy xảy ra tại công trình Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng việc chữa cháy, ứng cứu tại các tòa nhà cao tầng cần thiết phải có các phương tiện chữa cháy hiện đại, thậm chí phải dùng cả trực thăng để cứu người bị nạn. “Đây là phương tiện cần phải quan tâm đúng mức” - ông Thảo nói.
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn (cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ):
Phóng to |
Khó khăn nhất của chúng ta hiện nay là phương tiện đặc chủng như xe thang với tầm cao, trang bị cá nhân về mặt nạ phòng độc, các thiết bị như thang dây, đệm để cứu người... Xe thang ở Việt Nam đã có xe 72m và phổ biến là xe 52m. Nhưng cứu hộ tại các nhà cao tầng thì không phải nhà cao bao nhiêu là thang cao lên bấy nhiêu.
Chúng tôi đã đề nghị mua máy bay trực thăng nhưng chưa mua được và đang tiếp tục đề nghị. Nếu hôm qua có máy bay trực thăng, chúng ta có thể cứu người từ trên cao dễ dàng hơn chứ không phải dùng cả phương tiện thô sơ như vận thăng. Cái khó là không phải cứ có trực thăng là có thể cứu người được ngay. Sử dụng trực thăng còn phải được luyện tập, nắm chắc địa hình, phải treo máy bay như thế nào để cứu người an toàn...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận