Ông Hồ Trí Hùng - phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ VH-TT&DL - cho biết thêm:
Phóng to |
Ông Hồ Trí Hùng. |
- Dù chúng ta không mong muốn thảm họa xảy ra nhưng trong tình hình biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay, các thảm họa từ bão lụt, động đất, sóng thần, thảm họa hạt nhân, thảm họa giao thông... đều có thể xảy ra.
Từ trước đến nay Việt Nam chưa từng đặt ra hình thức quốc tang cho các thảm họa liên quan đến người dân mà chỉ có các lễ cầu siêu, tưởng niệm... không do Nhà nước đứng ra tổ chức. Nghị định quy định tổ chức lễ quốc tang sẽ tạo ra khung pháp lý để nếu thảm họa có xảy ra với người dân, các cơ quan nhà nước biết ứng xử như thế nào.
* Trong quá trình soạn thảo nghị định, chúng ta có tham khảo những quy định về quốc tang của một số nước trên thế giới không, thưa ông?
- Trên thế giới có nhiều nước tổ chức quốc tang tùy theo đặc thù văn hóa của nước đó. Mình học họ cũng rất khó.
* Nếu soi vào những quy định của nghị định này, theo ông, những “thảm họa” như sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, bão Chanchu... đã có thể tổ chức quốc tang chưa?
- Những thiên tai mà chúng ta gặp phải trong mấy năm vừa qua chưa đến mức phải tổ chức lễ quốc tang.
* Sau 60 ngày đăng dự thảo nghị định này lên website của Bộ VH-TT&DL để lấy ý kiến của người dân, dự kiến bao lâu nữa nghị định sẽ được ban hành?
- Trước khi đưa dự thảo nghị định này lên website của bộ để người dân góp ý, chúng tôi đã gửi công văn đề nghị 63 tỉnh thành góp ý cho dự thảo và gửi góp ý về trước ngày 30-9, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 30 tỉnh gửi ý kiến đóng góp. Các tỉnh thành còn lại đến nay vẫn chưa có ý kiến gì mặc dù chúng tôi đã gửi công văn nhắc nhở. Vì vậy rất khó dự kiến được khi nào nghị định này sẽ được ban hành.
Dự kiến tổ chức quốc tang trong hai ngày Dự thảo nghị định quy định tổ chức lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân gồm ba chương, 18 điều. Dự thảo nêu rõ: trường hợp xảy ra bão, lụt, hạn hán, thảm họa động đất, thảm họa chiến tranh, thảm họa hạt nhân, thảm họa sóng thần, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không... gây nhiều đau thương, tang tóc đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân, tùy theo tình hình cụ thể của từng sự kiện để tổ chức hình thức lễ quốc tang. Thời gian tổ chức lễ quốc tang theo dự thảo là hai ngày. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, ngừng tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Quốc tang có thể diễn ra tại Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) hoặc trụ sở tỉnh thành trực thuộc trung ương nơi xảy ra thảm họa. Có năm cơ quan cùng đứng tên thông cáo về lễ quốc tang, gồm: Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận