Phóng to |
Nước lũ đầu nguồn dâng cao làm nhiều tuyến giao thông ở huyện An Phú (An Giang) bị nước lũ tràn qua, chia cắt - Ảnh Đức Vịnh |
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện thị, thành phố, thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể phải khẩn trương chỉ đạo và tổ chức lực lượng tuần tra canh gác bảo vệ, gia cố đê đập thường xuyên 24/24. Đồng thời chuẩn bị sẵn các phương tiện cơ giới như xáng, kobe, vật tư như cừ tràm, nilong, bao cát… tại các vùng xung yếu.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, công an, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng dân quân địa phương chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các địa phương bảo vệ và xử lý khi có trường hợp vỡ đê, đập.
Đối với những nơi bị ngập sâu phải tổ chức đưa rước học sinh đảm bảo an toàn; các khu vực có nguy cơ sạt lở đất phải được theo dõi, cảnh báo, di dời dân đến nơi an toàn. Các địa phương phải tổ chức các chốt cứu hộ cứu nạn trang bị đầy đủ phương tiện như ghe, xuồng, phao, áo phao, dây thừng… và có lực lượng sẵn sàng trong mọi tình huống.
Phóng to |
Công an, xã đội và nhân dân xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc (An Giang) đang gia cố đê bao sản xuất lúa vừa là tuyến đường ra biên giới bị xói lở. Ảnh Đức Vịnh |
Phóng to |
Học sinh ấp Vĩnh Thuấn, xã Vĩnh Hậu, An Phú (An Giang) đi học trong lũ - Ảnh Đức Vịnh |
Ngoài ra Công ty Điện lực An Giang phải đảm bảo cung cấp điện liên tục để tập trung cho bơm tiêu chống úng.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện, xã tổ chức trực lũ 24/24 và phải báo cáo nhanh về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi có sự cố tại địa phương
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận