Phóng to |
Nhà máy DAP Hải Phòng được xây dựng tại Khu công nghiệp Đình Vũ - Ảnh: Thu Hằng |
Nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng hóa chất quốc gia Trung Quốc.
Nhà máy không đạt thiết kế ban đầu
Tổng số tiền “cơ bản có thể gọi là hình thức phạt” này, theo một lãnh đạo Bộ Công thương, lên tới gần 6 triệu USD và để đạt được thỏa thuận này đã xảy ra nhiều tranh luận, tranh cãi giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Mặc dù nhà máy đã cơ bản hoàn thành từ năm 2009 nhưng đến nay công tác nghiệm thu vẫn gặp nhiều trở ngại. Vị cán bộ này cũng cho biết đây là lần đầu tiên một dự án quan trọng nhóm A như DAP Đình Vũ phải tiến hành “phạt” nhà thầu và mức “phạt” là không nhỏ, bởi tổng giá trị xây dựng toàn bộ nhà máy theo hợp đồng ban đầu khoảng 172 triệu USD.
Trong báo cáo gửi Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải, Cục Hóa chất cho biết Nhà máy DAP Hải Phòng được khởi công từ 27-7-2003 nhưng cần đến sáu năm, tận 22-4-2009 mới hoàn thành, thuộc dạng chậm tiến độ so với yêu cầu. Đây là dự án lớn với yêu cầu sản xuất phân bón phức hợp chất lượng cao. Cục Hóa chất cho biết nhà máy đã được phân ra 19 gói thầu, trong đó có hai gói thầu lớn là gói thầu chính EPC do nhà thầu Tập đoàn Xây dựng hóa chất quốc gia Trung Quốc đảm nhiệm. Gói thầu thứ hai là tư vấn quản lý dự án do nhà thầu Hoàn Cầu cũng của Trung Quốc đảm nhiệm. |
Ông Liễu cho biết việc Nhà máy phân bón DAP Đình Vũ không đạt một số chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng, sau một thời gian tranh luận, nhà thầu Trung Quốc đã chấp nhận “bồi thường thiệt hại” 2,9 triệu USD. Việc chậm tiến độ, dự án bị kéo dài, phía nhà thầu Trung Quốc không chấp nhận lỗi của mình mà cho rằng lỗi một phần do phía VN nên nhiều thời điểm không xác định được lỗi. Tuy nhiên, cuối cùng nhà thầu cũng phải chấp nhận chịu phạt thêm 2 triệu USD.
Còn một số phần việc có tổng giá trị khoảng 21 tỉ đồng theo đúng quy định nhà thầu phải làm nhưng theo ông Liễu, đến nay nhà thầu vì một số lý do chuyển chủ đầu tư làm nên nhà thầu phải chuyển số tiền 21 tỉ đồng cho chủ đầu tư. Tổng số tiền nhà thầu “bồi thường, chuyển và nộp phạt” cho chủ đầu tư, theo ông Liễu, khoảng 6 triệu USD (khoảng 120 tỉ đồng).
Chậm tiến độ, ô nhiễm môi trường
Dự án Nhà máy phân bón DAP Đình Vũ dù là dự án đầu tiên sản xuất DAP tại VN, được ưu tiên nhưng cũng... chậm tiến độ nhiều năm. Được thiết kế có công suất lên tới 330.000 tấn/năm, thuộc dự án nhóm A, nhưng kết quả triển khai dự án đã khiến nhiều cấp, ngành, trong đó có cả cấp Bộ Công thương và phó thủ tướng, phải ngồi xem xét các vấn đề của dự án và yêu cầu chủ đầu tư phải báo cáo.
Theo thiết kế, khi hoàn thành dự án DAP Đình Vũ sẽ có ba nhà máy chính: nhà máy diamoni phosphat (DAP) công suất 330.000 tấn/năm, nhà máy axit sunfuric (H2SO4) công suất 414.000 tấn/năm và nhà máy axit photphoric (H3PO4) cùng các công trình phụ trợ như nhà máy nhiệt điện, hệ thống xử lý nước, cầu cảng, đường sắt...
Cục Hóa chất trong báo cáo không nêu rõ công suất sau khi nhà máy hoàn thành có khả năng đạt thiết kế không, nhưng nêu rõ thực tế mặc dù công suất thiết kế sản xuất DAP là 330.000 tấn/năm nhưng trong năm 2010, Tập đoàn Hóa chất giao Nhà máy DAP Đình Vũ sản xuất 220.000-260.000 tấn, kết quả nhà máy chỉ sản xuất được tối đa 150.000 tấn!
Đặc biệt, Cục Hóa chất cho biết nguồn khí thải từ nhà máy là các chất rất độc như: lưu huỳnh dioxit (SO2), mù axit sunfuric, khí thải chứa hợp chất flo từ công đoạn phản ứng, chất thải rắn... nhưng quá trình chạy thử vẫn còn một số tồn tại gây ảnh hưởng đến môi trường. Cụ thể, theo Cục Hóa chất, vấn đề xử lý mùi, bãi thải chất thải rắn... vẫn tồn tại và chủ đầu tư, ban quản lý dự án mới đang... tìm phương án xử lý nhằm đảm bảo môi trường theo đúng các quy định hiện hành của VN.
Sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng Về thông tin do chất lượng nhà máy và sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu khiến nhà máy sau khi đi vào sản xuất chỉ đạt 30% công suất, ông Hoàng Văn Liễu cho rằng đó là thông tin không chính xác và hiện nhà máy đang vận hành với công suất cao. Về hàm lượng phân bón không đạt mức tiêu chuẩn quy định trong Tiêu chuẩn VN 1846, ông Liễu cho rằng mức chênh lệch không lớn và sản phẩm vẫn đảm bảo đúng tiêu chuẩn của VN, hiện “ra đến đâu bán hết đến đó”. Tuy nhiên, theo một cán bộ của Bộ Công thương, trước đây Tập đoàn Hóa chất đã báo cáo tại cuộc họp giao ban của bộ việc sản phẩm sau khi Nhà máy DAP Đình Vũ đi vào sản xuất không đạt yêu cầu chất lượng như thiết kế ban đầu và đây là việc “rất khó xử”. Cũng theo vị cán bộ này, phân bón DAP phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong các thành phần như nitơ (N2) phải đạt từ 16-18% và tổng hàm lượng dinh dưỡng phải ở mức 64%. B áo cáo của Cục Hóa chất gửi Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải công nhận ngay tại Trung Quốc, các doanh nghiệp nước này sản xuất DAP với hàm lượng dinh dưỡng ở mức 60-64%. Hàm lượng dinh dưỡng của Nhà máy DAP Đình Vũ, theo hợp đồng, cũng phải đạt mức này. Tuy nhiên, khi hoàn thành nhà máy, chỉnh sửa đi chỉnh sửa lại, kết quả hàm lượng dinh dưỡng vẫn chỉ ở mức 60-61%. Ông Hoàng Văn Liễu cho rằng kết quả trên có yếu tố do nguyên liệu đầu vào của phía VN. Tuy nhiên, theo cán bộ Bộ Công thương, việc phân bón DAP Đình Vũ có hàm lượng dinh dưỡng không cao được như thiết kế ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân bón. Mặc dù không phải chất lượng kém nhưng DAP Đình Vũ cũng sẽ phải ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng để người tiêu dùng có thể tính toán, dùng lượng phân bón khác đi so với mức dinh dưỡng đạt 64%. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận