Phóng to |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh: V.DŨNG |
Cách đây hơn năm năm, tôi còn nhớ ngày 26-6-2006, tôi được bầu làm chủ tịch QH. Lần đầu tiên được bầu làm chủ tịch QH mà phải điều hành ngay thì rất bỡ ngỡ, lo lắng. Trong Ủy ban Thường vụ QH có nói với tôi là phát biểu hứa hẹn thì tôi không dám hứa hẹn gì nhiều, chỉ xin “lẩy” hai câu Kiều để nói lên tâm trạng thật của mình lúc bấy giờ: “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”.
Khi xuống có người nói gì mà khiêm tốn, nhún nhường thế, tôi trả lời đó là tình cảm thật của tôi.
Lần này sau năm năm, tôi thấy QH khóa XIII bầu một lần đủ 500 đại biểu, trình độ cao, chất lượng tốt, đội ngũ rất sung sức, tràn đầy hi vọng. Chúng ta vừa bầu được một UBTVQH cũng rất đẹp đội hình. Tôi cứ hình dung sắp tới đồng chí Chủ tịch QH điều hành ngồi giữa, hai bên có hai chị nữ xinh đẹp và bề thế, một chị miền Bắc, một chị Nam bộ, hai bên ngoài là một đồng chí phụ trách luật pháp và một đồng chí phụ trách quốc phòng an ninh. Ủy ban Thường vụ QH rất vững vàng và tôi hoàn toàn tin tưởng sắp tới chúng ta sẽ có bước đột phá, đổi mới tốt hơn nữa.
Cho nên cũng tiếp theo hai câu Kiều lần trước, lần này lại xin mượn Kiều để gửi gắm đến các đồng chí: “Chén vui nhớ bữa hôm nay/Chén mừng xin đợi ngày này... năm năm sau”.
Phóng to |
Ông Trần Ngọc Đường - Ảnh: Lê Kiên |
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 23-7, GS.TS Trần Ngọc Đường - chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu lập pháp (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) - cho rằng trong tương lai, việc hợp nhất chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước là phương án tốt, đảm bảo tính thực quyền của nguyên thủ quốc gia trong điều kiện một đảng lãnh đạo.
"Tôi mong muốn sắp tới khi sửa Hiến pháp thì chúng ta có được quy định về chế định chủ tịch nước mạnh, vừa là người đứng đầu Đảng vừa là người đứng đầu Nhà nước" GS.TS TRẦN NGỌC ĐƯỜNG |
* Đối với VN thì sao, thưa GS?
- VN đã trải qua bốn bản Hiến pháp quy định chế định chủ tịch nước. Hiến pháp 1946 quy định chế định chủ tịch nước rất nhiều quyền. Ở đó, chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu hành pháp. Tôi nghiên cứu thì thấy Hiến pháp 1946 quy định chế định chủ tịch nước rất đặc biệt. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì Hồ Chí Minh là tác giả Hiến pháp 1946, đã suy nghĩ rất sâu sắc về vị trí, vai trò của người đứng đầu Nhà nước trong hoàn cảnh cụ thể của VN thời bấy giờ.
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền non trẻ của chúng ta trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nghị viện nhân dân có 70 ghế của Việt quốc, Việt cách. Nếu không thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt thì sẽ rất khó khăn.
Trong tình thế đó, Đảng tuyên bố giải tán nhưng thực chất là đi vào hoạt động bí mật. Một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Chế định chủ tịch nước sinh ra trong bối cảnh đó là để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng thông qua một người: người đó là người lãnh đạo Đảng, đồng thời là người đứng đầu Nhà nước, là người đặc biệt có uy tín và cụ thể là Hồ Chủ tịch.
Đến Hiến pháp 1959 thì chủ tịch nước ít quyền hơn so với trước. Tuy không còn đứng đầu hành pháp nhưng vẫn có quyền chủ trì những phiên họp cần thiết của Chính phủ. Đến Hiến pháp 1980 thì chúng ta chịu ảnh hưởng Hiến pháp 1977 của Liên Xô, chế định chủ tịch nước chuyển thành chế định hội đồng nhà nước, tức là nguyên thủ quốc gia tập thể lại vừa là cơ quan thường trực của Quốc hội (QH) giữa hai kỳ họp. Chế định như vậy có nhiều hạn chế, trước hết là nó không rõ vai trò cá nhân, cái gì cũng phải bàn bạc tập thể, làm cho bộ máy trì trệ.
Hiện nay trên thế giới có bốn hình thức chính thể: quân chủ lập hiến (người đứng đầu nhà nước là vua, nữ hoàng, quốc vương...); cộng hòa - đại nghị (người đứng đầu nhà nước là tổng thống do nghị viện bầu, tổng thống không đứng đầu hành pháp và không thực quyền lắm); cộng hòa - tổng thống (tổng thống thực quyền, do cử tri bầu ra, vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu hành pháp, như Mỹ); cộng hòa lưỡng đầu (tổng thống do cử tri bầu, là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu hành pháp, nhưng trong chính thể này lại có thủ tướng, như Pháp. Ở đây, tổng thống là người đứng đầu hành pháp, có nhiệm vụ hoạch định chính sách quốc gia; còn thủ tướng là người tổ chức thực hiện chính sách quốc gia đó). |
Sau đó, Hiến pháp 1992 lại quay về chế định chủ tịch nước là một cá nhân. Cá nhân chủ tịch nước hiện nay có đầy đủ tính chất thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước trong đối nội, đối ngoại, là biểu tượng của sự vững mạnh và tồn tại của quốc gia.
Vì vậy chủ tịch nước có cả nhiệm vụ, quyền hạn về lập pháp (công bố luật, pháp lệnh, sáng kiến luật trình QH, ra các lệnh...), nhiệm vụ quyền hạn về hành pháp (có quyền dự các phiên họp Chính phủ khi cần thiết, giới thiệu nhân sự thủ tướng cho QH bầu), nhiệm vụ quyền hạn về tư pháp (đề cử QH bầu chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao, quyền đặc xá...), nhiệm vụ quyền hạn về đối ngoại (thay mặt Nhà nước đàm phán, ký kết, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế...) và một số quyền đặc biệt (tuyên bố tình trạng khẩn cấp...).
* Nhưng nhìn vào hoạt động của chủ tịch nước và thủ tướng thì có vẻ như khó phân biệt được chức năng nhiệm vụ giữa hai chức danh này, chẳng hạn thủ tướng cũng đi thăm nước ngoài và ký kết, hoặc trong nước thì cả chủ tịch nước và thủ tướng đều đi làm việc với các địa phương và có những nội dung chỉ đạo tương tự nhau?
- Tôi nghĩ rằng việc có người khó nhận biết giữa hoạt động của chủ tịch nước và thủ tướng là do chưa hiểu hình thức chính thể của các nước mà chủ tịch nước hoặc thủ tướng VN đến làm việc. Nếu như đi thăm Mỹ và muốn ký kết điều gì đó với Chính phủ Mỹ thì người ký kết phải là nguyên thủ quốc gia, tức chủ tịch nước. Còn thông thường thì làm việc với các nhà nước mà thủ tướng nắm quyền hành pháp (như Đức, Nhật, Thái Lan) thì việc ký kết hợp tác phải là thủ tướng.
Còn ở trong nước, chủ tịch nước và thủ tướng đến địa phương làm việc, theo tôi, là ở hai vị trí khác nhau. Thủ tướng đi làm việc là nghiêng về công tác hành pháp, xem xét các công việc tổ chức thực hiện ở địa phương như thế nào. Còn chủ tịch nước đến địa phương là với vai trò người đứng đầu Nhà nước, chủ yếu đóng vai trò động viên, hiệu triệu, kêu gọi. Nhưng vì ở ta hai chức danh này đều là ủy viên Bộ Chính trị, do vậy khi xuống địa phương làm việc thì cùng với tư cách ủy viên Bộ Chính trị nên có thể có những phát biểu, chỉ đạo giống nhau do cùng nền nội dung nghị quyết của Đảng.
* Thưa giáo sư, trong điều kiện một đảng lãnh đạo như VN, Trung Quốc và Lào đã hợp nhất chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước; cách làm này có là một gợi ý cho chúng ta, nhất là trong điều kiện đang chuẩn bị tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992?
- Với tư cách là một người nghiên cứu, tôi từng đề xuất chúng ta nên hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước. Được như vậy sẽ làm quyền lực Nhà nước mạnh, nhanh nhạy, đề cao trách nhiệm cá nhân. Nhưng vấn đề ở đây là phải kiểm soát được quyền lực của chủ tịch nước, vì người nắm giữ cương vị này sẽ rất nhiều quyền lực, dễ dẫn đến lạm quyền.
* Làm thế nào để kiểm soát được quyền lực một khi hợp nhất hai chức danh trên, theo giáo sư?
- Trước hết, QH phải xây dựng được cơ chế pháp luật để thực hiện được tư tưởng của văn kiện Đảng là: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bầu cử cũng là một cơ chế để kiểm soát. Quy định rõ quyền giám sát của QH, MTTQ và các tổ chức xã hội cũng là để kiểm soát quyền lực.
Nghĩa là khi sửa đổi Hiến pháp thì phải quy định rõ QH có quyền gì đối với chủ tịch nước, các đoàn thể xã hội có quyền giám sát với chủ tịch nước thế nào... Đảng cũng phải có quy định chặt chẽ để giám sát người đứng đầu Đảng khi người đó đứng đầu Nhà nước. Khi hoàn thiện được cơ chế kiểm soát quyền lực thật tốt thì sẽ xây dựng được chế định chủ tịch nước vừa mạnh vừa không thể lạm quyền.
Phóng to |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 65 tuổi, quê xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), tiến sĩ kinh tế, từng giữ các chức vụ: cục trưởng Cục Kho bạc nhà nước, bộ trưởng Bộ Tài chính, phó thủ tướng thường trực Chính phủ, ủy viên T.Ư Đảng từ khóa VIII đến XI, ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI. |
Phóng to | |
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng 57 tuổi, quê xã Chiềng An (thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La), cử nhân luật, trúng cử với tỉ lệ 95,8%. |
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 57 tuổi, quê xã Châu Hòa (Giồng Trôm, Bến Tre), thạc sĩ kinh tế, 96,6%. |
Phóng to | |
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu 56 tuổi, quê xã Xuân Trường (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tiến sĩ luật học, 98,4%. |
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn 60 tuổi, quê P.Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), cử nhân khoa học quân sự, chỉ huy tham mưu cao cấp, 97,6%. |
Phóng to | |
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước 57 tuổi, quê xã Ia Trôk (Ia Pa, Gia Lai), đại học an ninh, 91%. |
Chủ nhiệm UB Tài chính, ngân sách Phùng Quốc Hiển 53 tuổi, quê xã Yên Luật (Hạ Hòa, Phú Thọ), tiến sĩ kinh tế, 91,4%. |
Phóng to | |
Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai 53 tuổi, quê xã Hiền Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình), thạc sĩ hành chính công, cử nhân luật, lịch sử, 91,6%. |
Chủ nhiệm UB VH, GD, thanh niên, TN&NĐ Đào Trọng Thi 60 tuổi, quê xã Cổ Am (Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành toán, 91,6%. |
Phóng to | |
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện57 tuổi, quê xã Phúc Khánh (Hưng Hà, Thái Bình), tiến sĩ luật, 80,2%. |
Chủ nhiệm UB Quốc phòng và an ninh Nguyễn Kim Khoa 56 tuổi, quê xã Sơn Dương (Lâm Thao, Phú Thọ), cử nhân khoa học quân sự, 85,6%. |
Phóng to | |
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc 52 tuổi, quê P.Đề Thám (TP Thái Bình, Thái Bình), kỹ sư xây dựng, 89,4%. |
Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu 54 tuổi, quê xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới, An Giang), tiến sĩ kinh tế, 88%. |
Phóng to | |
Chủ nhiệm UB Đối ngoại Trần Văn Hằng 58 tuổi, quê xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương, Nghệ An), tiến sĩ kinh tế lao động, 90,4%. |
Chủ nhiệm UB Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng 51 tuổi, quê xã Đại Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), tiến sĩ khoa học cơ khí chế tạo máy, 90,8%. |
Phóng to | |
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý 57 tuổi, quê xã Thanh Giang (Thanh Chương, Nghệ An), phó giáo sư, tiến sĩ luật, 86,8%. |
Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương 56 tuổi, quê xã Hoàng Tung (Hòa An, Cao Bằng), tiến sĩ ngành nông nghiệp, 91,8%. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận