Phóng to |
Nhà hàng du thuyền Dìn Ký số hiệu BD 0394 khi còn hoạt động trên sông Sài Gòn - Ảnh: website khu du lịch Dìn Ký |
Ông Phan Văn Chức, giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Dương, cho biết thời gian gần đây tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh không diễn biến phức tạp. Cơn mưa chiều 20-5 chỉ kéo dài khoảng 40 phút trên diện rộng (từ 18g-18g40), sau đó mưa rất nhỏ. Cụ thể, mực nước mưa tại trạm Đồng An (thị xã Thuận An) đo được là 8,5mm, tại trạm Củ Chi (TP.HCM), phía bên kia sông Sài Gòn trên đoạn sông xảy ra tai nạn lật tàu là 58,7mm, trạm Sở Sao (thị xã Thủ Dầu Một) là 23,6mm và trạm Bến Cát (huyện Bến Cát) là 34mm.
Khởi tố vụ án, tạm giữ 3 người Chiều 21-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây hậu quả nghiêm trọng”. Đồng thời, cơ quan công an đã tạm giữ hình sự ba người có liên quan để phục vụ điều tra gồm tài công Lê Văn Đức (28 tuổi, quê Bến Tre) là người điều khiển tàu du lịch của Dìn Ký, Lê Văn Quang (quản lý tàu) và Đinh Văn Quân (quản lý chung của nhà hàng du thuyền Dìn Ký ở xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, Bình Dương). |
Ông Chức khẳng định: “Từ những con số trên cho thấy lượng nước đổ xuống sông Sài Gòn chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, vào thời điểm xảy ra tai nạn lật tàu du lịch, mực nước trên sông Sài Gòn tăng khoảng 1,5m do lúc này thủy triều lên đỉnh. Sức gió trung bình trong cơn mưa đạt vận tốc cấp 6. Riêng trên sông Sài Gòn đoạn phường Bình Nhâm, thị xã Thuận An (nơi xảy ra tai nạn) có thể lên đến cấp 7, sức gió đạt vận tốc từ 15-17m/giây vì khu vực này khá trống trải”.
Theo ông Chức, lượng nước trên sông Sài Gòn cả nước mưa lẫn thủy triều vào chiều 20-5 không quá lớn, chỉ ở mức trung bình nên đó không phải là nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn.
Tuy nhiên, sức gió đạt cấp 7 (cấp khá nguy hiểm) có thể đẩy lật tàu thuyền trên sông. Ông Chức nhận định: “Theo một số thông tin mà chúng tôi đọc được trên báo chí, vào thời điểm xảy ra mưa to gió lớn mà các nhân viên trên tàu du lịch lại cho đóng hết cửa tàu như thế là việc làm hết sức nguy hiểm. Bởi khi đóng kín cửa, con tàu như tấm chắn gió, sức đẩy của gió càng đè nặng lên thân tàu khiến tàu dễ bị nghiêng ngả. Trong trường hợp này, lẽ ra các nhân viên phải mở toang cửa để thông gió thì đỡ nguy hiểm hơn”.
Ông Chức cho biết thêm vào thời điểm đầu mùa mưa thường xảy ra dông và lốc rất khó dự đoán, khi thấy có hiện tượng gió lớn kèm theo mưa thì các tàu ghe sớm tấp vào bờ để tránh nguy hiểm. Không hiểu sao thuyền trưởng vẫn tiếp tục cho tàu di chuyển.
Nhận định nguyên nhân dẫn đến tàu chìm, ông Phan Văn Duy - giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3 - nói: “Có thể do mưa lớn kèm theo gió lốc. Đồng thời chiếc tàu đang đi vào đoạn cua và người lái tàu xử lý không tốt nên gặp gió lốc làm tàu bị lật”.
Ông Mai Châu Đông Phương - người đại diện phía nhà hàng Dìn Ký - cho biết chiếc tàu bị nạn khi rời bến có đầy đủ áo phao. Nguyên nhân ban đầu, theo ông Phương, khi tàu ra xa gặp mưa gió lớn, các cửa kính được đóng chặt lại để tránh mưa tạt ướt du khách, chiếc tàu trở thành buồng kín không thông được gió và sau đó bị sóng gió cuốn lật chìm.
Các cán bộ chức năng loại bỏ nguyên nhân tàu chở quá tải vì số lượng hành khách trên tàu ít hơn số khách cho phép là 72 hành khách.
Đã bị lập biên bản nhưng chưa chịu đăng kiểm
Theo Chi cục Đăng kiểm 6 (Cục Đăng kiểm VN), chiếc tàu trên được ngành đăng kiểm cấp giấy phép hoạt động vào năm 2008 nhưng đã hết hạn đăng kiểm vào ngày 28-1-2011. Tàu có chiều dài 23m, rộng 4,3m và được thiết kế có sức chở 72 người. Lẽ ra ban quản lý khu du lịch Dìn Ký phải đăng kiểm lại con tàu thì suốt gần bốn tháng qua con tàu này vẫn hằng ngày chở du khách thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn.
Trong khi đó, ông Phan Văn Duy cho biết: “Bến du lịch này không có giấy phép, vì nếu có giấy phép thì cảng vụ đã quản lý và giám sát rồi. Cảnh sát và thanh tra giao thông Bình Dương cũng từng lập biên bản xử phạt”. Một nguồn tin khác cho biết Thanh tra giao thông Bình Dương từng lập biên bản và yêu cầu khu du lịch này phải đăng kiểm theo đúng quy định. Một cán bộ Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3 cho rằng theo quy định, tàu đã quá hạn đăng kiểm thì không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Xung quanh việc kiểm tra hoạt động của con tàu, chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải Bình Dương Nguyễn Văn Giang cho biết: “Việc cấp phép cho tàu của Dìn Ký hoạt động không thuộc thẩm quyền của Bình Dương mà do Cục Quản lý đường sông số 10”. Ông Giang cũng giải thích: “Lực lượng thanh tra chỉ kiểm tra các phương tiện vận chuyển quá khổ, quá tải. Còn tàu Dìn Ký nằm tại bến, nếu có kiểm tra thường là cảnh sát giao thông đường thủy”.
Khi được hỏi về hoạt động của chiếc tàu này, ông Đặng Văn Ba - phó chủ tịch UBND thị xã Thuận An - nói: “Hằng ngày nhà hàng này thu hút rất đông khách du lịch. Khách đến đây chủ yếu vui chơi, giải trí, ăn uống trên thuyền. Nhà hàng có hai thuyền lớn thường chở khách du ngoạn trên sông”.
Dìn Ký hỗ trợ 10 triệu đồng/nạn nhân Ông Mai Châu Đông Phương - người đại diện phía nhà hàng Dìn Ký, xử lý mọi vấn đề liên quan đến vụ việc ở hiện trường - cho biết trước mắt Dìn Ký sẽ lo toàn bộ chi phí mai táng cho các nạn nhân, đồng thời hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/nạn nhân. Theo ông Phương, hệ thống nhà hàng khách sạn Dìn Ký có bốn cơ sở chính nằm trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương do bà Đinh Thị Ân và ông Châu Hoàng Tâm (ngụ Bình Dương) trực tiếp quản lý. Khi được hỏi về xuất xứ và độ an toàn của chiếc tàu gặp nạn, ông Phương cho biết khu du lịch xanh Dìn Ký Cầu Ngang được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2006, sau đó có thêm hai chiếc tàu du lịch phục vụ du khách. Một chiếc kinh doanh khách sạn nổi, môt chiếc kinh doanh nhà hàng nổi (chiếc gặp nạn) và được thẩm định chất lượng từ cơ quan chức năng mới đưa vào hoạt động. Ngoài ra, thị xã Thuận An hỗ trợ mỗi nạn nhân 4,5 triệu đồng. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Xem tường thuật chi tiết vụ việc đêm 20 và rạng sáng 21Trục vớt nhà hàng nổi tìm thi thể cuối cùngTrắng đêm tìm nạn nhân thứ 16
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận