Read this on Tuoitrenews.vn
Phóng to |
Từ sau tết, đây có lẽ là lần thứ hai cụ rùa đặt bàn chân lên bờ - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Theo quan sát, vết thương trên mình cụ rùa ngày càng lan rộng, dấu hiệu cho thấy sức khỏe cụ rùa ngày càng trầm trọng hơn.
Sau 30 phút nổi, cụ rùa lặn dần ra giữa hồ phía đền Ngọc Sơn, để lại những vệt tăm dài trên mặt nước.
Phóng to |
Cận cảnh vết thương lở loét ở bàn chân, cổ và mai cụ rùa - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
|
Cận cảnh vết lở loét, ố vàng ở bàn chân cụ rùa - Ảnh: Nguyễn Khánh, Tiến Thành |
Phóng to |
Phần trên mai cụ rùa xuất hiện những vết lồi lõm. Theo PGS Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về rùa, đây có thể là do rùa tai đỏ gặm mai cụ- Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Cụ rùa bơi chậm chạp về phía nhà hàng Thủy Tạ rồi lặng lẽ chuyển hướng về phia đền Ngọc Sơn - Ảnh: Tiến Thành |
Phóng to |
Hàng trăm người lo lắng pha lẫn xót thương khi thấy rõ vết thương của cụ rùa - Ảnh: Tiến Thành |
Sau khi thí điểm tại hồ Văn Quán và Mỗ Lao, 5 chiếc bẫy rùa tai đỏ đã được Sở Khoa học - công nghệ bố trí tại đền Ngọc Sơn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đền Ngọc Sơn là nơi rùa tai đỏ thường xuất hiện vì có nhiều cây cối rậm rạp. Tuy nhiên theo quan sát, do thời tiết lạnh và mưa phùn vào những ngày này khiến việc bẫy rùa tai đỏ trở nên khó khăn. Sở Khoa học - công nghệ cũng đang tính đến khả năng sẽ tăng số bẫy để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của việc bắt rùa tai đỏ.
Phóng to |
Chiếc bẫy được làm từ một tấm phên bằng tre, bên trong có thức ăn ưa thích của rùa tai đỏ. Khi rùa chạm vào, chiếc lồng phía trên sẽ sập xuống - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Bẫy hom tre đã đạt hiệu quả khá cao khi thử nghiệm ở hồ Văn Quán. Khi rùa leo lên các nan tre để tìm thức ăn bên trong sẽ lọt vào bẫy và không thể thoát ra được - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Chiếc bẫy sắt này có cơ chế hoạt động tương tự tre - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Một chiếc bẫy cho phép người dùng điều khiển từ xa kéo lẫy để tấm phên sập xuống, rùa không thể ra được - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Bẫy nổi bằng ống nhựa có lưới giăng ở phía dưới - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
6 con rùa tai đỏ đặt trong lồng kính là thành quả bẫy từ đêm qua đến rạng sáng nay - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Thông tin từ UBND TP Hà Nội cho biết bắt đầu từ ngày 4-3, Hội đồng chữa trị rùa hồ Gươm sẽ trực liên tục ba ca để bắt, dẫn rùa về nơi lưu giữ, chăm sóc và tổ chức chẩn đoán, khám, chữa trị cho rùa. Khâu lắp đặt, thi công bể lưu giữ để phục vụ chăm sóc, chữa trị rùa cũng được Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội chỉ đạo thi công, lắp đặt, hoàn thành trong ngày 3-3.
Hiện các phần việc phục vụ việc cứu chữa và cải thiện môi trường sống cho rùa hồ Gươm đang được các tổ công tác của các sở, ban, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục triển khai theo đúng kế hoạch.
Công ty Thoát nước thành phố tiến hành dọn vệ sinh khu vục xung quanh tháp Rùa. Công ty Nước sạch Hà Nội bổ sung nguồn nước sạch vào hồ và thường xuyên cùng các chuyên gia, kiểm tra mẫu nước đảm bảo an toàn cho rùa.
Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội đang cân nhắc để tăng thêm số bẫy bắt rùa tai đỏ trong khu vực hồ Gươm vào những ngày tới mà không làm ảnh hưởng việc đưa "cụ" rùa lên điều trị tại chân tháp.
|
Dựng rào chữa trị cụ rùaDùng lưới mềm đưa rùa hồ Gươm lên chữa trịLàm đường dẫn cụ rùa lên chân thápChờ chữa trị, rùa hồ Gươm tiếp tục nổiDựng “bệnh viện” chữa trị cho cụ rùa
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận