21/01/2011 07:30 GMT+7

Diễn đạt đặc trưng kinh tế "mềm dẻo hơn"

VÕ VĂN THÀNH thực hiện
VÕ VĂN THÀNH thực hiện

TT - “Mềm dẻo hơn”, đó là nhận xét của ông Nguyễn Viết Thông - tổng thư ký Hội đồng Lý luận trung ương - về điểm mới trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) vừa được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua. Ông Thông nói:

(bổ sung, phát triển năm 2011)

Diễn đạt đặc trưng kinh tế “mềm dẻo hơn”

TT - “Mềm dẻo hơn”, đó là nhận xét của ông Nguyễn Viết Thông - tổng thư ký Hội đồng Lý luận trung ương - về điểm mới trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) vừa được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua. Ông Thông nói:

Ou7fNS7s.jpgPhóng to

Ông Nguyễn Viết Thông - Ảnh: V.V.T.

- Bản cương lĩnh được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) diễn đạt đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là “có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” nhưng 20 năm sau, tại Đại hội XI đa số đại biểu đã biểu quyết đồng ý cách diễn đạt mới “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.

Nhìn một cách biện chứng, khi đi lên chủ nghĩa xã hội thì sẽ có “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”, nhưng chúng ta đang trong thời kỳ quá độ và từ nay đến đó còn quá xa, do vậy nếu diễn đạt như cương lĩnh 1991 thì nhiều ý kiến cho rằng có thể dẫn đến hiểu lầm là chúng ta lại quốc hữu hóa như thời kỳ trước đây, nghĩa là đưa tất cả vào quốc doanh và vào tập thể, do vậy đại hội mới đưa ra hai phương án để biểu quyết.

* Đa số đại biểu đồng ý với cách diễn đạt mới, có phải vì cách diễn đạt này tối ưu hơn?

- Thật ra trong cách diễn đạt trước đây có điểm chưa rõ. Ví dụ nói “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” thì thế nào là “tư liệu sản xuất chủ yếu”? Trước đây khi khoa học công nghệ chưa phát triển mạnh, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và lao động (chủ yếu là lao động cơ bắp), nhưng trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay thì tư liệu sản xuất chủ yếu có thể là sở hữu trí tuệ, mà sở hữu trí tuệ là của mỗi người. Trong bối cảnh hiện nay, ý kiến cá nhân của tôi là cách diễn đạt mới dù vẫn cần cụ thể hơn nhưng như vậy là mềm dẻo hơn và tránh hiểu lầm.

* Có thể hiểu “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” là như thế nào, thưa ông?

- Cách diễn đạt này là dựa trên tinh thần Đại hội X, có bổ sung thêm từ “tiến bộ”. Về bản chất không khác nhau nhiều mà chỉ làm rõ hơn, nghĩa là xây dựng quan hệ sản xuất phải tiến bộ chứ đừng để lạc hậu so với lực lượng sản xuất. Mặt khác, nếu quan hệ sản xuất đi trước quá xa thì cũng không được. Trước đây, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, mặc dù lực lượng sản xuất còn thấp kém nhưng đã vội nâng quan hệ sản xuất lên, như vậy vừa không tiến bộ mà cũng không phù hợp.

* Ông nghĩ sao về ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng “gốc” của chủ nghĩa xã hội là công bằng xã hội, do vậy nếu coi vấn đề sở hữu là “gốc” thì sẽ vấp phải sai lầm trước đây?

- Lâu nay trong giới lý luận có ba loại ý kiến khác nhau. Loại thứ nhất coi “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” là đặc trưng bản chất để phân biệt chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Loại ý kiến thứ hai, ngược lại, coi công hữu hay tư hữu không phải là đặc trưng bản chất của chế độ mà chỉ là phương tiện đi đến mục tiêu. Loại thứ ba cho rằng công hữu vừa là phương tiện vừa là mục đích. Thật ra nếu nói diễn đạt “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” sẽ khiến các nhà đầu tư ngần ngại cũng không hẳn. Cương lĩnh 1991 đã diễn đạt như thế nhưng 20 năm qua chúng ta vẫn thu hút đầu tư nước ngoài rất tốt, đầu tư tư nhân trong nước phát triển. Đường lối của chúng ta là khẳng định nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại lâu dài và khuyến khích đầu tư trong nước, ngoài nước để phát triển kinh tế.

* Thưa ông, với cách diễn đạt mới trong cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), liệu tới đây sẽ có những điều chỉnh nào về cơ chế, chính sách?

- Thật ra cách diễn đạt mới này đã có từ Đại hội X và chúng ta vẫn định hướng như vậy. Ví dụ về doanh nghiệp nhà nước, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục cổ phần hóa, thậm chí còn phê phán là cổ phần hóa chậm. Cương lĩnh là để phác họa những nét lớn và chung nhất, còn triển khai cơ chế, chính sách cụ thể trong thời gian tới thì đã có đề cập cụ thể trong báo cáo chính trị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

* Tại Đại hội XI, đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP.HCM) cũng đặt vấn đề liên quan đến sở hữu đất đai và cho rằng cần xác lập rõ ràng về quan hệ sở hữu?

- Đây là vấn đề cực lớn. Theo tôi được biết vấn đề này đã được bàn tại Hội nghị trung ương 14 và Bộ Chính trị đã có giải trình trước trung ương xung quanh vấn đề về sở hữu đất đai. Khi nói về đất đai, trong văn kiện của đại hội lần này ghi khá “mềm”, theo hướng khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai bảo đảm ba yêu cầu: thứ nhất là bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư; thứ hai là phải tạo điều kiện thuận lợi để việc sử dụng đất đai có hiệu quả; thứ ba là phải khắc phục được tình trạng sử dụng đất đai lãng phí và tham nhũng đất đai. Trên tinh thần đó thì tới đây sửa đổi Luật đất đai, Quốc hội sẽ bàn cụ thể.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

VÕ VĂN THÀNH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên