Phóng to |
Học sinh Hà Nội sẽ học “trên chuẩn”?
* Bà Nguyễn Kim Hồng(đại biểu Quốc hội Đồng Tháp):
Dễ tạo ra tâm lýphân biệt bất bình đẳng
Tôi thấy phải rà soát lại theo hướng giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với UBND TP Hà Nội ban hành các tiêu chí cũng như quy định, chính sách liên quan đến trường chất lượng cao... nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính thực tiễn và sự liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tránh việc đưa ra những tiêu chí, yêu cầu chất lượng chương trình giảng dạy không phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với mục tiêu giáo dục của Nhà nước ta, thậm chí xa hơn và chệch hướng, gây khó khăn cho việc học tập của các cháu...
Đặc biệt không để dẫn đến việc vô hình trung biến học sinh thủ đô thành học sinh loại 1, đẳng cấp trên, học sinh các tỉnh, thành khác là học sinh loại 2, đẳng cấp dưới. Từ đó tạo ra tâm lý phân biệt bất bình đẳng trong giáo dục đối với thế hệ trẻ, gây khó khăn cho học sinh khi chuyển theo cha mẹ từ các tỉnh, thành khác về thủ đô sinh sống và làm việc.
* Ông Đào Trọng Thi(chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Không phải ưu tiên mà là gánh nặng Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông hiện hành do Bộ GD-ĐT ban hành theo Luật giáo dục cũng đã biên soạn theo quan điểm của phương pháp giáo dục phân hóa. Có nghĩa là bên cạnh chương trình chuẩn đã có những chương trình nâng cao về một số môn học và trên cơ sở đó các em học sinh khá, giỏi có thể lựa chọn một số môn để học nâng cao ở cấp độ khác nhau, theo khả năng, sở trường và nguyện vọng của mình. Mặt khác, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đang bị dư luận xã hội và cả người trong giới giáo dục đánh giá là nặng và quá tải. Bởi vậy các em học sinh tiếp thu và làm chủ các kiến thức kỹ năng có trong chương trình hiện tại thật tốt là đủ để đảm bảo việc chấp nhận giáo dục của chúng ta hiện nay. Tôi cho rằng việc quy định thêm một chương trình nâng cao cho học sinh thủ đô không là sự ưu tiên đối với các em, thậm chí có thể là gánh nặng với phần lớn học sinh thủ đô. |
Ngạc nhiên
Tôi rất ngạc nhiên khi người ta đặt ra việc dạy “trên chuẩn” khi mà phần đông trường học Hà Nội còn chưa đạt chuẩn về nhiều mặt (xét theo những quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT). Hàng loạt bất cập như thiếu trường, thiếu lớp, sĩ số học sinh/lớp vượt mức quy định. Điều kiện dạy học, phương pháp dạy học còn nhiều việc phải bàn. Để phấn đấu cho cái gọi là “chuẩn”, thầy cô và học sinh đã vất vả rồi. Giờ tính đến mục tiêu “trên chuẩn” với những bất cập hiện có, áp lực sẽ càng nặng nề.
Hơn nữa, khi đặt ra việc dạy học “trên chuẩn” thì phải xác định được “trên chuẩn” là thế nào, chứ không thể mơ hồ hoặc đưa ra những tiêu chí khuyến khích kiểu “giáo dục phong trào”. Và việc “trên chuẩn” nếu hợp lý thì cũng chỉ áp dụng với một bộ phận học sinh (ví dụ học sinh chuyên) chứ không thể áp dụng đại trà, cũng không nên phân biệt học sinh Hà Nội thì được học, nơi khác thì không. Ở Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định... có những trường có nhiều học sinh xuất sắc, người ta sẽ thắc mắc “cớ gì những học sinh xuất sắc đó không được học “trên chuẩn” còn học sinh Hà Nội lại được học?”.
* Bà Nguyễn Nguyệt Minh(phụ huynh học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội):
Hiện nay các cháu đã vật vã rồi
Buổi tối tôi thường phải chờ con đến gần 11 giờ đêm mà cháu chưa học hết bài. Dù đã học 2 ca/ngày (một buổi học thêm các môn văn, toán, ngoại ngữ, lý, hóa) nhưng con tôi vẫn đòi học thêm thầy giỏi vì cháu nói “ở trường cô dạy con không hiểu”. Con tôi đã ba năm là học sinh giỏi, chỉ còn năm cuối cấp chưa biết kết quả thế nào. Tôi trộm nghĩ học sinh giỏi mà “không hiểu bài trên lớp”, học sinh giỏi mà vật vã với chương trình “chuẩn” như thế thì những học sinh kém hơn sẽ ra sao? Vậy mà để xứng đáng là học sinh thủ đô, sau này nếu lại phải học chương trình cao hơn nữa thì làm thế nào đuổi kịp?
* Cao Ngọc Anh(học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội):
Chúng em chỉ ước được học bớt đi một chút
Với chương trình chuẩn hiện nay, chúng em đã rất căng thẳng vì các môn học nhiều, trong đó có đến tám môn sẽ có thể phải thi tốt nghiệp. Chúng em ước được học bớt đi một chút, được có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động. Nhưng khó có thể được như thế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận