Phóng to |
Tỉnh lộ 622 từ Trà Bồng lên Tây Trà bị núi lở gây tắc đường vẫn chưa thông tuyến được |
Ông Hồ Văn Cảnh, chủ tịch UBND huyện Tây Trà, cho biết, nếu trong vài ngày tới vẫn chưa thông tuyến vào hai địa phương này thì việc thiếu lương thực sẽ xảy ra. “Huyện đã chủ động phương án vận chuyển lương thực thực phẩm bằng việc băng rừng đi bộ để tiếp cận cứu tế cho hai xã còn bị cô lập của huyện nếu cô lập kéo dài” – ông Cảnh nói.
Phóng to |
Tập trung thông đường lên Tây Trà - Ảnh: Xuân Nguyên |
Trong khi đó, trong hai ngày nay, Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện để thông tuyến tỉnh lộ 622 từ Trà Bồng lên Tây Trà cho bà con đi lại.
“Do khối lượng đất đá từ trên núi cao đổ xuống đường quá lớn, núi vẫn còn có nguy cơ sạt lở xuống bất cứ lúc nào nên việc giải phóng các điểm gây tắc đường rất khó khăn. Dự kiến ít nhất phải mất 2 ngày nữa mới thông tuyến tạm thời tuyến đường này” – ông Lê Nhân, phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi cho biết.
Hiện tuyến tỉnh lộ 622 có tới 7 điểm sạt lở từ km 34 đến km 63.
Lúc 22g ngày 27-11, cầu treo xã Sơn Thủy, huyện miền núi Sơn Hà ( Quảng Ngãi) bị đứt dây néo, hư hỏng nặng, làm 300 hộ dân ở hai thôn Tà Bần và Tà Bi, xã Sơn Thủy bị cô lập.
Phóng to |
Cầu treo xã Sơn Thủy bị đứt - Ảnh: Võ Quý Cầu |
Cầu treo này được xây dựng từ nguồn vốn của hai chương trình 135 và 30a của Chính phủ, có tổng mức đầu tư hơn 2,5 tỉ đồng.
Trước tình trạng cầu treo bị đứt, chính quyền xã Sơn Thủy cho biết trước mắt làm rào chắn và biển báo hai bên cầu để cho mọi người biết. Sau đó điều động ghe ở địa phương chở bà con qua sông và học sinh đi học... Đồng thời đề nghị huyện sửa chữa cầu để người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Ngày 18-11, lượng mưa ở các huyện phía bắc tỉnh Bình Định đã giảm đáng kể nên mực nước các sông An Lão, Lại Giang đã rút khá nhanh.
Nước lũ đã gây ngập nhiều khu dân cư tại các xã Hoài Hải, Hoài Xuân, Hoài Hương… của huyện Hoài Nhơn và các xã An Hòa, An Tân, huyện An Lão, nước lũ đã làm ngập gần 300 nhà dân ở các thôn Vạn Long, Vạn Khánh, Xuân Phong Nam, Xuân Phong Bắc (xã An Hòa), thôn Thuận An, Thuận Hòa (xã An Tân) và đã có 3 nhà dân bị sập hoàn toàn, nhiều tài sản bị cuốn trôi, hư hỏng.
Thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết cả tỉnh có thêm 1 người chết là ông Nguyễn Văn Đông, 47 tuổi ở thôn Ca Công, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn bị nước lũ cuốn trôi và 1 người mất tích là ông Huỳnh Tự, 60 tuổi ở thôn Linh Chiều, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân bị nước lũ cuốn trôi đến chiều tối 18-11 vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Như vậy đợt mưa lũ 3 ngày qua ở Bình Định đã làm chết 4 người, 1 người mất tích. Tổng thiệt hại tài sản do đợt mưa lũ 3 ngày qua gây ra khoảng 142 tỷ đồng.
Hiện tỉnh Bình Định đang khẩn trương triển khai việc di dời dân ở các vùng bị ngập sâu đến nơi an toàn và cứu trợ lương thực, nước uống cho các vùng bị nước lũ cô lập.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận