17/10/2010 23:49 GMT+7

100.000 nhà dân chìm trong lũ, 19 người chết, 4 người mất tích

Theo website chinhphu.vn
Theo website chinhphu.vn

TTO TƯỜNG TRÌNH TỪ VÙNG LŨ - Cả vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình vẫn còn 100.000 ngôi nhà chìm sâu trong nước lũ. Nhiều người dân đứng trên nóc nhà kêu cứu. Số người chết đã lên đến 19 người.

Hà Tĩnh chới với trong biển nước, 100.000 dân bị cô lậpLũ đặc biệt lớn trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình

Đến chiều tối 17-10, mưa lũ vẫn đang hoàng hành tại 12/12 huyện thị, thành phố và khiến cho 7 người chết, 3 người mất tích, hàng trăm làng mạc bị cô lập; hơn 83.500 hộ dân chìm sâu trong biển nước.

IOH34QFV.jpgPhóng to
Chay đua cứu người trên mái nhà khi nước lũ đang hoành hành - Ảnh Văn Định

Tính đến chiều ngày 17 -10, trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn xuất hiện mưa lớn. Lượng mưa đo được ở Chu Lễ là 815mm, TP. Hà Tĩnh 878mm, Hương Khê 741mm, Hoà Duyệt 887mm, Kẻ Gỗ 640mm. Riêng ở Chu Lễ lũ đã vượt lũ lịch sử năm 2007 là 0,43m.

u9oG9QCz.jpgPhóng to
Người dân huyện Vũ Quang sẻ chia từng gói mì - Ảnh Văn Định
LWkHiUMQ.jpgPhóng to
Một người dân ở xã Đức Hương (Vũ Quang) đang cố bám vào thuyền - Ảnh Văn Định

Theo thống kê sơ bộ do phóng viên TTO gửi về từ rốn lũ, tính đến 16 giờ chiều nay 17-10, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 7 người thiệt mạng, trong đó huyện Kỳ Anh: 1, TP Hà Tĩnh: 1, huyện Can Lộc: 4, huyện Hương Sơn:1. Huyện Vũ Quang hiện đang bị ngập rất nặng do nước từ thượng nguồn đổ về.

Nhiều ca nô được huy động từ huyện Hương Khê sang huyện Vũ Quang để sơ tán, cứu hộ và tiếp tế lương thực cho người dân. Hiện ở Vũ Quang mưa vẫn còn lớn.

VCyKwec7.jpgPhóng to
Nhiều người dân ở Vũ Quang dỡ ngói lên kêu đói và khát - Ảnh Văn Định
Vz3i8ao6.jpgPhóng to
Cứu người trên mái nhà ở Vũ Quang - Ảnh Văn Định
331SyeK5.jpgPhóng to
Người đàn ông này ở xã Đức Hương (Vũ Quang) đang bơi ra khỏi nhà để được cứu - Ảnh Văn Định
ZK5w27Oa.jpgPhóng to
Hai anh em nhỏ này dỡ ngói để vẫy lực lượng cứu hộ tại xã Đức Hương, Vũ Quang, Hà Tĩnh - Ảnh: Thuận Thắng
T6QDtaM5.jpgPhóng to
Ở Vũ Quang, đàn ông đi làm xa nhiều nên phần lớn những người còn lại là người già và phụ nữ, trẻ em chống chọi với lũ - Ảnh: Thuận Thắng

Sáng nay 17-10, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm được thi thể ông Hồ Đình Ngự - Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hàm (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).

Chiều tối 17-10, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thêm hai người bị nước lũ cuốn chết, vậy là tổng số người chết do đợt lũ này trên địa bàn tỉnh là 8 người. Trong đó, huyện Thanh Chương 2 người, Nghi Lộc 3 người, Đô Lương 1 người, Diễn Châu 1 người và Nam Đàn 1 người

Hàng ngàn ngôi nhà ở Nghệ An hiện đang chìm trong biển lũ. Trong khi đó, nước lũ ở thượng nguồn sông Lam đổ về làm nước ở hạ nguồn Sông Lam (đoạn qua huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, TP Vinh) đang lên nhanh.

Ghi nhận dọc sông Ngàn Phố cho thấy nước thượng nguồn đang đổ về nhanh, lũ chưa có dấu hiệu giảm. Trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 20/32 xã bị ngập sâu, cô lập hoàn toàn trong biển nước mênh mông. Hàng chục ngàn gia đình đang sống trên núi, trên chạn (sàn nhà) và trên bè nổi.

Sáng 17-10, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính triển khai cấp ngay 2.000 tấn gạo và 200 tỷ đồng cho nhân dân 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh để kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ. Mỗi tỉnh được hỗ trợ 1.000 tấn gạo, 100 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, tính đến sáng 17-10, 35.430 ngôi nhà thuộc 143 xã của 12 huyện, thị trong tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập nước. Trong đó toàn bộ 22 xã của huyện Hương Khê, 12 xã của huyện Vũ Quang và 16 xã của thành phố Hà Tĩnh bị ngập hoàn toàn.

Mưa lũ cũng làm 13.792 căn nhà của 4 huyện: Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy, Quảng Ninh ở tỉnh Quảng Bình bị ngập.

Đặc biệt, sự cố hồ Khe Mơ, xã Hàm Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh xảy ra ngày 16-10 đã không gây thiệt hại về người. Như thông tin đã đưa trước đó, Hà Tĩnh đã kịp thời sơ tán khẩn cấp hàng ngàn dân ở địa phương này lên núi tránh lũ.

Thông tin mới nhất, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh vẫn đảm bảo an toàn.

Chiều nay 17-10, mưa trên địa bàn ba huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bắt đầu giảm dần. Nhưng tứ phía vẫn là nước, nhiều nơi chỉ thấy nóc nhà giữa nước mênh mông.

KWWYgOos.jpgPhóng to
K3bnXMDl.jpg
Nhà dân ở xã Gia Phố (tỉnh Hà Tĩnh) ngập sâu trong nước - Ảnh: Vũ Toàn
mx9nbVFy.jpgPhóng to
Một hình ảnh thật xót xa: Đám tang cụ Lê Hóa (thọ 80 tuổi, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) diễn ra giữa bốn bề là nước - Ảnh: Linh Phương
XVs2Y2vo.jpgPhóng to
Người dân xóm 14, xã Gia Phố bơi ra nhận mì tôm - Ảnh: Vũ Toàn
X5InG9th.jpgPhóng to

Nhà dân xóm Tân Thành, xã Hương Trạch chìm trong lũ - Ảnh: Vũ Toàn

nADrZazq.jpgPhóng to
Nhà dân ở xã Phúc Đồng ngập sâu trong nước - Ảnh: Vũ Toàn
nxvqSwnf.jpgPhóng to
Lũ mênh mông trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - Ảnh: Linh Phương
UyYtWd6s.jpgPhóng to
Chiều 17-10, nước vẫn dâng nhanh, lực lượng tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) dang khẩn trương cứu dân, di tản người dân - Ảnh: Linh Phương
mwiyTB6a.jpgPhóng to
Cầu treo Gia Phố chỉ còn lại 2 thanh sắt - Ảnh: Vũ Toàn

Sáng 17-10, phóng viên Tuổi Trẻ Online theo xuồng cứu trợ của bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh về các xóm của xã Gia Phố, huyện Hương Khê. Vùng xã này bị ngập chìm sâu trong nước, nhiều nhà bị nước cuốn trôi.

Ngồi trên xuồng, chúng tôi thấy toàn bộ là một “biển nước” mênh mông, hầu hết các ngôi nhà bị chìm trong nước lũ. Các chiến sĩ biên phòng gọi loa để bà con ra lấy mì tôm nhưng phần lớn người dân đang ngồi trên nóc nhà để tránh lũ.

uGomOS55.jpgPhóng to
Người dân vật lộn với dòng nước xiết trên quốc lộ 1A đoạn huyện Can Lộc, Hà Tĩnh - Ảnh: Thuận Thắng

Xóm 14, xã Gia Phố, huyện Hương Khê không còn một người dân nào. Ông Phạm Văn Mão, xóm trưởng xóm 14, xã Gia Phố cho biết người dân trong xóm đã sơ tán lên những ngôi làng trên núi cao thuộc xã Hương Giang cách đó 3 km. Ông Mão cho biết thêm tối qua có 2 phụ nữ trong xóm bị rơi từ trên nóc nhà xuống và bị thương nặng.

Lúc 15g chiều qua (16-10), cầu treo Gia Phố - cây cầu từng oằn mình chống chọi qua những đợt lũ vừa qua cũng bị cuốn trôi. Ông Mão cho biết người dân hiện nay rất cần nước uống.

Ông Lê Đình Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phụ trách nông nghiệp, cho biết trong 2 ngày tới sẽ có 1 trận lũ lớn tiếp tục trút xuống Hương Khê.

Ông Lê Trần Sáng, phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê, cho hay toàn huyện có 21/22 xã bị ngập nặng và cô lập hoàn toàn, 18.000 ngôi nhà chìm sâu trong nước.

Trong khi đó, phóng viên TTO có mặt tại nơi rốn lũ, gọi điện về kể một câu chuyện xúc động: nhà của bà Nguyễn Thị Đức, 70 tuổi, ngụ xóm 7, xã Lộc Yên, huyện Hương Khê ngập nặng từ 8g sáng đến 10 giờ khuya hôm qua 16-10 thì bị sập. Lúc nhà bị sập, bà cùng con và cháu đu cây mít từ 10 giờ đêm qua đến khoảng 7g sáng nay, công an tỉnh Hà Tĩnh mới tiếp cận được và cứu cả 3 người. Bà nói trong nước mắt: "Từ sáng qua đến giờ, chúng tôi chẳng có gì ăn cả, may mà được cứu chứ không có lẽ cũng chết trôi theo dòng nước lũ".

Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn ở xóm Hưng Bình, xã Lộc Yên phải trổ nóc nhà, nằm trên nóc nhà tránh lũ, đến nay đoàn cứu trợ mới vô đến nơi và hỗ trợ cho vợ chồng anh thùng mì tôm.

Hiện giờ các xã Hà Linh, Lộc Yên, Phú Đồng, Phú Phong, Phong Điền vẫn bị ngập nặng.

Tại xóm 14 và xóm 4 thuộc xã Hà Linh, hơm 100 người dân đang trú ở tầng 1 tại một nhà thờ. Tại xóm 3, người dân tập trung tại trường THCS xã Hà Linh.

Thương tá Thái Văn Tiến thuộc công an tỉnh Hà Tĩnh trong khi dùng dao chặt cây rẽ vô nhà dân cứu người thì chặt phải cánh tay mình.

Hiện tại hơn 200 ca nô của các đơn vị có mặt tại huyện Hương Khê để tỏa đi các nơi, đưa người dân đến những nơi an toàn và tiếp tế lương thực cho họ. Hiện huyện Hương Khê vẫn còn mưa và nước rút rất chậm.

Chiều 17-10, trao đổi với TTO, ông Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Mực nước hồ Kẻ Gỗ lúc cao nhất đạt 32,4m, trong khi đỉnh an toàn là 32,5m. Lúc 14g chiều ngày 16-10, tại hồ Kẻ Gỗ có đợt xả lũ lớn nhất trong mấy ngày gần đây là 650m3/s.

Sáng nay 17-10, tại hồ Kẻ Gỗ tiếp tục xả lũ ở mức trên 600 m3/s. Dung tích hồ là 345 triệu mét khối nước, là hồ có sức chứa lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Ông Sơn cho biết hiện tại hồ vẫn ở mức an toàn.

ISf6sUHe.jpgPhóng to
Người dân xã Đức La, Đức Thọ, Hà Tĩnh đưa trâu bò lên đê La Giang tránh lũ - Ảnh: Thuận Thắng

Từ chiều 16-10, giao thông tại Hà Tĩnh lên các huyện Vũ Quang, Hương Khê đã hoàn toàn ách tắc. Đường Hồ Chí Minh từ phía nam ra qua ngả Bố Trạch (Quảng Bình) bị sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó đường 15 từ Khe Giao lên Hương Khê rẽ từ Quốc lộ 1 có đoạn ngập gần 3m nên cũng tê liệt.

Đến 2 giờ sáng 17-10, đến lượt Quốc lộ 1A qua địa phận Hà Tĩnh tiếp tục ách tắc do hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác xã lũ và nước thượng nguồn Vũ Quang, Hương Khê đổ về. Có ít nhất 6 điểm trên Quốc lộ 1A từ Cẩm Xuyên đến Can Lộc bị ngập từ 0,4 đến 0,8 m.

Lực lượng cảnh sát giao thông đã phải phong tỏa hai đầu xe Nam - Bắc tại cầu Phủ, phía nam TP. Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh, khiến hàng ngàn ô tô phải ách lại. Hai đầu đoạn đường này cách nhau hơn 30 km, và hiện vẫn có hàng trăm xe ô tô, xe máy đang bị kẹt lai trong khu vực ngập nặng do đã lỡ đi vào trước đó, hết sức nguy hiểm.

Trong khi đó Quốc lộ 8A từ Hồng Lĩnh lên cửa khẩu cầu treo cũng bị ách tắc nhiều đoạn qua Đức Trung, Đức Thủy (huyện Đức Thọ). Hiện một số xe gầm cao có thể đi lại được nhưng phải đi tắt qua đỉnh đường đê Lê Giang khá nguy hiểm.

Trao đổi với phóng viên TTO, ông Nguyễn Khoa Thanh, phó ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh, cho biết việc ách tách giao thông là rất đáng lo ngại, bời sẽ cản trở lực lượng ứng cứu hàng chục ngàn người dân trong vùng lũ.

Về phương án đề nghị quân khu 4 gửi trực thăng cứu hộ, một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho hay đang cân nhắc, tuy nhiên thời tiết quá xấu nên hiện Hà Tĩnh đang cố gắng khắc phục sự ách tắc đường bộ bằng các phương tiện thủy là chủ yếu.

Vui mừng cho người dân Quảng Bình là từ trưa 17-10 bầu trời Quảng Bình đã rạng hẳn lên, mưa trên toàn tỉnh sau hai ngày hứng chịu đợt lũ mới.

Đợt lũ này đã làm thiệt mạng 4 người. Người mất tích là ông Lê Viết Thập ở xã Thanh Hóa (Tuyên Hóa). Sáu người khác bị thương.

LTiNRVjR.jpgPhóng to
Lực lượng bộ đội biên phòng Quảng Bình liên tục tuần tra trên sông Gianh để sẵn sàng cứu nạn - Ảnh: Lam Giang
568tFZZQ.jpgPhóng to
Nhà dân ở xã Cảnh Hóa vẫn còn bị ngập sâu hơn 1m - Ảnh: Lam Giang
5MVYDFsE.jpgPhóng to
Cơn lũ thứ hai dồn dập khiến hầu hết người dân ở thôn Tân Hội, xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch bị thiệt hại nặng - Ảnh: Hữu Khá

Dù đã ngớt mưa từ rạng sáng ngày 17-10 nhưng đến chiều toàn tỉnh vẫn còn có gần 53.000 căn nhà trên địa bàn 6 huyện bị ngập, trong đó hơn 6.000 nhà ngập sâu hơn 1m. Ba nhà bị nước lũ cuốn trôi và 104 nhà bị hư hỏng. 25 trường học ở Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh ngập.

Nước ở các sông Gianh, Kiến Giang, Nhật Lệ... đã rút xuống, nhưng ngày 17-10 lực lượng cứu hộ, cứu nạn của bộ đội biên phòng, công an, quân sự vẫn nhận được lệnh tập trung thường trực canô và các phương tiện cứu hộ khác trên sông Gianh ở khu vực xã Cảnh Hóa cho đến khi nước xuống hẳn, trời lại có thể mưa do bão tiến vào gần biển Đông hơn.

Trên địa bàn huyện Minh Hóa, đường Hồ Chí Minh qua đoạn Phú Nhiêu, xã Thượng Hóa vẫn còn ngập sâu. Nhiều tuyến tỉnh lộ ở Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Quảng Trạch bị ngập sâu từ 1,5- 2m. Trong đó đường qua chín xã phía nam huyện Quảng Trạch (nam sông Gianh) đang còn bị cắt đứt. Ở huyện Tuyên Hóa, xã Cao Quảng bị cô lập hoàn toàn.

Theo website chinhphu.vn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên