* 52 người thiệt mạng, 21 người mất tích * Bạn đọc Tuổi Trẻ góp 527 triệu đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ
Phóng to |
Phụ nữ và trẻ em kiệt sức nằm vạ vật trong hang đá ở xã Tân Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình - Ảnh: Hữu Khá |
Khi cơn lũ nhấn chìm xã Tân Hóa, 3.149 con người của xã kịp thoát khỏi vòng vây của dòng nước khi leo lên núi chui vào hang đá lánh nạn. Đến chiều tối 7-10, cả Tân Hóa còn chìm trong biển nước mênh mông. Nhiều nơi nước vẫn lút nóc nhà. Số ít nhà cao hoặc hai tầng bắt đầu lộ nóc nhưng mái ngói không còn mà chỉ trơ nguyên bộ kèo.
Ông Đinh Hồng Hộ, phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, đau đớn nói: “Dân chúng tôi như trở về thời nguyên thủy rồi. Không còn một thứ gì sót lại ở nơi này cả. Phải mất ít nhất năm ngày nữa người dân mới ra khỏi hang đá”.
Phóng to |
Tiếng kêu trên hang đá
Cả buổi sáng chờ đợi, chúng tôi không tài nào vượt qua được biển nước để vào Tân Hóa. Tại chân cầu Khe Sụ, điểm chia cắt bên ngoài với Tân Hóa, mì gói, nước lọc chất cao ngất chờ tiếp viện. Xe cấp cứu nổ máy, sẵn sàng chuyển người cấp cứu đưa từ Tân Hóa ra.
10 giờ sáng, tiếng xe cấp cứu hụ vang cả khu vực khi liên tiếp có cả chục đứa trẻ trên tay mẹ khóc thét vì sốt cao đã nhiều ngày được chuyển ra. Những cụ già đau nặng sau khi đưa lên thuyền được chuyển ngay lên xe cấp cứu về xuôi cứu chữa.
Ông Hộ cho biết tất cả canô của huyện đội liên tục nhắm thẳng Tân Hóa lao vào nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được cái đói của người dân. 15 giờ, canô chúng tôi thẳng hướng Tân Hóa. Trên mặt nước hàng trăm xác heo, trâu bò nổi lềnh bềnh.
Từ xa có bốn chiếc canô quần thảo theo hướng kêu cứu của người dân. Khi canô chở chúng tôi vừa trờ ra khỏi Khe Sụ khoảng 3km đã có ba bốn cánh tay của những đứa trẻ vẫy liên hồi. Đoàn nhanh chóng trao mì gói và nước cho trẻ. Canô vừa rền máy chạy thẳng thì cả đoàn giật mình bởi tiếng kêu từ vách núi vọng ra. Quặt tay lái, chiếc canô lao thẳng đến vị trí có tiếng kêu cứu. Thoáng thấy đoàn cứu trợ, hàng trăm người vẫy liên hồi trong tiếng kêu khản giọng. Nhiều khuôn mặt phờ phạc, trầy xước lấm lem bùn đất.
Ngay lập tức những thùng mì được phát cho người dân. Cả chục đứa trẻ lem luốc được mẹ dìu ra từ vách núi đã nhanh tay bóp vụn gói mì, ngấu nghiến trong miệng. Phía bên trong vách núi chúng tôi thấy ba bốn người đàn ông đang dùng rựa xẻ thịt con bò chết vừa vớt được. Còn trên hốc đá nhiều phụ nữ và trẻ em đã kiệt sức nằm la liệt, mặt mày tái nhợt.
Ông Cao Ngọc Sơn, một người dân sống bốn ngày nay trên hang đá, vẫn chưa hết bàng hoàng kể: “Sau khi chạy lên đây hai ngày chúng tôi phải nhịn đói. Khi chưa được huyện cứu đói chúng tôi đã ăn hết một con bò chết”. Ông Sơn nói khi nước tràn về trong đêm tối người dân chỉ biết tìm cách lên bám vào vách núi đá vôi.
Thấy đoàn cứu trợ còn hàng, ông Sơn túm lấy tay áo một vị trong đoàn tha thiết: “Ngọn núi kia có cả chục người ở trong hang”. Đoàn vội vã cho canô theo hướng ông Sơn chỉ tiến về núi Hưng Voi. Tại nơi này, trong một hang đá sâu đang có cả chục người trú ngụ. Nhiều người nằm lăn ra miệng hang sau nhiều ngày mệt lử trong bộ quần áo rách tươm. Sau khi kiểm tra, ông Hộ quyết định chở một bà lão tức tốc đi cấp cứu.
Nguy cơ dịch bệnh
Khi cơn lũ chưa kịp rút, hôm qua hàng chục người dân ở Tân Hóa bắt đầu mắc các bệnh do nước lũ gây ra. Rất nhiều trẻ em bị tiêu chảy, đỏ mắt... Ông Hộ khản giọng sau bốn ngày dầm mình dưới nước cứu dân: “Không biết khi nước rút dân phải bắt đầu từ đâu để sống khi nhà cửa, ruộng vườn nát tan hết rồi. Cả xã không còn vật nuôi nào sống sót. Ngô khoai trôi sạch, lúa gạo không còn hạt nào khô”.
Người gọi lúc nửa đêm đã được cứu Lúc 22g30 đêm 4-10, đường dây nóng báo Tuổi Trẻ đã nhận hai cuộc điện thoại kêu cứu của người dân từ một vùng sâu Quảng Bình. “Còn 60 người dân trên nóc nhà chưa chạy vô núi kịp, có cách gì cứu chúng tôi với”. Đó chính là tiếng kêu cứu của người dân xã Tân Hóa (Tuổi Trẻ 5-10). Ngay đêm đó chúng tôi đã gọi điện cho ông Đinh Minh Chất, chủ tịch UBND huyện Minh Hóa. Ông Chất cho biết huyện đã cho thuyền lên cứu hộ Tân Hóa lúc 20g. Ngày 7-10, qua điện thoại với anh Láng - một trong hai người gọi điện thoại đêm đó - và anh Cao Thanh Bằng - công an xã Tân Hóa, cả hai anh cho hay đến trước 24g đêm 4-10 toàn bộ người dân ngồi trên nóc nhà tránh lũ đã được chuyển lên chỗ cao an toàn. |
........................................................
* 2.600 phần quà cho học sinh vùng lũ
Đặc biệt, có nhiều cô bác, anh chị đã nhiều lần đến báo Tuổi Trẻ để gửi tiền giúp đỡ bà con bị thiên tai đến mức nhìn thấy họ là bộ phận tiếp nhận nhớ tên... Mọi người nhận ra nhau và chào nhau bằng câu thân tình: “Chúng ta lại đến đây vì đồng bào miền Trung”.
Giữa trưa nắng đổ lửa, cụ bà Trần Thị Quyên đã hơn 81 tuổi lụm cụm đến góp 1 triệu đồng. Đây là số tiền cụ vừa lĩnh lương hưu. Cụ bảo đọc báo không cầm được nước mắt trước cảnh tang thương của đồng bào miền Trung nên vừa lĩnh lương hưu xong là bắt xe ôm từ Thủ Đức đến ngay.
Phóng to |
Đại diện Ngân hàng HSBC Việt Nam (phải) trao tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ - Ảnh: Mai Vinh |
* Cùng ngày, Ngân hàng HSBC VN đã ủng hộ 300 triệu đồng (1.000 phần quà), Công ty võng xếp Duy Lợi ủng hộ 60 triệu đồng (200 phần quà) cho chương trình “Giúp học sinh vùng lũ trở lại trường” do báo Tuổi Trẻ phát động.
* Chương trình “Giúp học sinh vùng lũ trở lại trường” do báo Tuổi Trẻ phát động đã nhận được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp và nhiều bạn đọc. 2.600 phần quà đầu tiên trị giá 800 triệu đồng sẽ được chuyển đến tận tay các em học sinh vùng lũ Quảng Bình (1.800 suất) và Hà Tĩnh (800 suất). Mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng gồm vở, đồ dùng học tập và tiền để mua sách giáo khoa.
5 tấn gạo của bạn đọc đã đến vùng lũ Hương Khê
13g ngày 7-10, đoàn cứu trợ của báo Tuổi Trẻ đã có mặt tại bến sông Ngàn Sâu dưới chân cầu Phúc Đồng, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) để chuyển 5 tấn gạo của bạn đọc lên thuyền vào cứu trợ khẩn cấp cho 200 hộ gia đình tại xã Phương Mỹ (Hương Khê).
Do người dân đang phải lo đối phó với cuộc sống đầy khó khăn trong lũ nên cán bộ kiểm lâm và công an địa phương đã đến giúp vận chuyển gạo lên thuyền.
Phó Công an xã Phương Mỹ Đặng Thanh Hà cho biết: “Từ đây phải đi 7 cây số bằng thuyền nữa mới vào tới khu vực 200 hộ dân đang chờ cứu trợ. Hiện nước lũ đang rút nhưng cả xã Phương Mỹ có đến 476/631 hộ gia đình bị nước lũ cô lập. Hầu hết các gia đình này đang phải sống trên chạn nhà (gác sát mái ngói phía trong nhà)”.
Đoàn cứu trợ của báo Tuổi Trẻ là đơn vị đầu tiên mang gạo đến giúp dân (200 suất gạo, mỗi suất 25kg).
* Chiều 7-10, tại hội nghị toàn thể lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ miền Trung. * Cùng ngày, cơ quan Trung ương Đoàn đã quyên góp được hơn 114 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung. |
Đó là số tiền của hơn 100 lượt bạn đọc và doanh nghiệp đã đến ủng hộ đồng bào vùng lũ, tính đến 17g ngày 7-10. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận