01/07/2010 14:29 GMT+7

Bắc Trung Bộ: Hạn nặng, gần 200.000 ha lúa khát cháy

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TTO - Cuộc họp khẩn của tổ công tác chống hạn Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa kết thúc trưa nay 1-7, với cảnh báo: hơn 170.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu cấy lúa) của khu vực này đang bị hạn hán nghiêm trọng.

Miền Trung tiếp tục nắng nóngĐà Nẵng, Quảng Nam: đồng khô lúa cháy

YLs9Kw9X.jpgPhóng to
Hạn hán khiến nhiều đồng ruộng không thể sản xuất được

Theo tổng hợp báo cáo của hai đoàn công tác vừa từ Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, Tây Nguyên, số diện tích trên đều nằm ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Trong đó có đến 50.000 ha lúa đã cấy bị hạn nghiêm trọng, 80.000 ha lúa (theo kế hoạch) do thiếu nước chưa thể cấy và ít nhất 15.000 ha lúa đã cấy đang khát cháy chắc chắn mất trắng vụ hè thu này.

Ông Phạm Hồng Quảng, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) - trưởng đoàn công tác kiểm tra tình hình hạn hán ở các tỉnh Bắc Trung bộ, cho biết khu vực này đã, đang là nơi bị hạn hán nặng nhất nước khi có đến trên 62.000 ha lúa bị hạn, trong đó có 30.000 ha lúa bị hạn rất nặng. Cụ thể, Nghệ An có 23.000 ha, Thanh Hóa trên 20.000 ha, Hà Tĩnh gần 12.000 ha. Ngoài diện tích lúa đã cấy bị hạn, các tỉnh trên còn có trên 70.000 ha chủ yếu cấy lúa mùa đang khô hạn, thiếu nước chưa thể gieo cấy theo khung thời vụ.

Còn đối với khu vực Nam Trung bộ, đến thời điểm này cũng có gần 50.000 ha bị hạn, trong đó có hơn 25.000 ha lúa, khoảng 23.000 ha rau màu các loại.

Ông Phạm Hồng Quảng, phó cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định: Nếu 5 đến 7 ngày nữa các khu vực trên vẫn nắng nóng, không có mưa thì diện tích cây trồng bị hạn còn tăng lên nữa, diện tích lúa bị hạn nặng dẫn đến mất trắng sẽ tăng lên đáng kể.

Tại cuộc họp, Cục Trồng trọt và Tổng cục Thủy lợi đưa các giải pháp và đề xuất hỗ trợ các địa phương trên chống hạn. Theo đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, rà soát và khoanh vùng diện tích có khả năng tưới, diện tích phải chuyển đổi cây trồng. Các cơ quan này cũng đề nghị các địa phương nạo vét kênh mương thủy lợi, quản lí điều tiết nước tưới tiết kiệm, luân phiên. Thậm chí những nơi không có nguồn nước thì cần đào giếng để lấy nước chống hạn…

Hai cơ quan trên cũng đề nghị Chính phủ nên sớm có chính sách hỗ trợ để kịp thời giúp dân chống hạn, cấy trồng cho kịp thời vụ. Cụ thể hỗ trợ phần kinh phí xăng dầu, tiền điện phát sinh khi chống hạn. Hỗ trợ giống khi phải cấy lại, hoặc chuyển đổi. Hỗ trợ nước sinh hoạt…

Theo thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, báo cáo cũng như đề xuất kiến nghị này sẽ được tổng hợp để ngay trong chiều nay, bộ trưởng bộ NN&PTNT Cap Đức Phát báo cáo thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, sau khi báo cáo, có thể ngay chiều tối nay Thủ tướng sẽ có công điện khẩn chỉ đạo các địa phương chống hạn, cũng như sẽ có những phương án hỗ trợ các địa phương chống hạn…

Châu Á đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng, có nguy cơ kéo tăng trưởng kinh tế khu vực thụt lùi. Đó là cảnh báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra hôm 29-6.

Theo ông Thapan, hệ thống thủy điện ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang ngốn nước vô tội vạ, và ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học cũng sử dụng nước quá lãng phí.

Hãng tin AFP cho biết bên lề Tuần lễ nước quốc tế tại Singapore, chuyên gia Arjun Thapan - cố vấn đặc biệt của Chủ tich ADB Harukiko Kuroda - kêu gọi các chính quyền khu vực cần quản lý nguồn nước hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng bùng nổ.

“Chúng tôi tin rằng cuộc khủng hoảng nước sẽ xảy ra, và vấn đề đang càng trở nên trầm trọng hơn”, AFP dẫn lời chuyên gia Thapan. “ADB ước tính vào năm 2030, nguồn cung và nhu cầu nước sạch tại châu Á sẽ chênh lệch nhau tới 40%”.

Ông Thapan cảnh báo với việc 80% lượng nước châu Á được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, một cuộc khủng hoảng nước sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực nghiêm trọng.

Theo ước tính của ADB, từ năm 1990 đến nay, tỷ lệ sử dụng nước hiệu quả trong ngành công nghiệp và nông nghiệp khu vực chỉ tăng vỏn vẹn 1% mỗi năm. “Nếu không cải thiện mạnh mẽ tỷ lệ sử dụng nước hiệu quả trong cả ngành công nghiệp và nông nghiệp thì sự chênh lệch giữa cung và cầu vào năm 2030 sẽ không thể rút ngắn được”, ông Thapan cảnh báo.

“Nếu không được giải quyết, cuộc khủng hoảng nước có nguy cơ kéo tăng trưởng kinh tế khu vực thụt lùi”.

Theo ông Thapan, hệ thống thủy điện ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang ngốn nước vô tội vạ, và ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học cũng sử dụng nước quá lãng phí. “Nếu không được giải quyết, cuộc khủng hoảng nước có nguy cơ kéo tăng trưởng kinh tế khu vực thụt lùi”.

Các chuyên gia tại Tuần lễ nước quốc tế cảnh báo một nguy cơ khác đối với nguồn nước châu Á là nước thải hầu như không được xử lý, dẫn đến tình trạng nguồn nước, ví dụ như các con sông, bị ô nhiễm nặng nề.

ADB cho biết trong số 412 con sông ở Philippines, có 50 con sông đã chết xét về phương diện sinh thái. Philippines cần phải đầu tư tới 2-2,5 tỷ USD mỗi năm chỉ để làm sạch vịnh Manila và sông Pasig ở Manila.

Ở Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines, tỷ lệ lượng nước/cá nhân đã giảm xuống dưới mức 1.700 m3/người, tỷ lệ toàn cầu của tình trạng căng thẳng về nước. Khoảng 50% lượng nước trên sông Hoàng Hà ở Trung Quốc đã ô nhiễm đến mức không thể phục vụ thủy lợi, và 50% lượng nước trên bề mặt của sông Hai ở Trung Quốc không thể sử dụng cho bất cứ mục đích gì.

HIẾU TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên