01/11/2009 15:23 GMT+7

Bão số 11 cách bờ biển Quãng Ngãi - Phú Yên 480 km

Theo TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRUNG ƯƠNG
Theo TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRUNG ƯƠNG

TTO - Hồi 19 giờ ngày 1-11, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi - Phú Yên khoảng 480 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Thủ tướng đã chỉ đạo việc di dời phải hoàn thành trước 24g đêm nay 1-11.

Bão số 11 cách bờ biển Quãng Ngãi - Phú Yên 480 km

TTO - Hồi 19 giờ ngày 1-11, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi - Phú Yên khoảng 480 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Thủ tướng đã chỉ đạo việc di dời phải hoàn thành trước 24g đêm nay 1-11.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 11 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km. Đến 7 giờ ngày 2-11, vị trí tâm bão vào khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc, 111,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định – Khánh Hòa khoảng 200 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão số 11 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 2-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc, 108,0 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận và Nam Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 3-11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,4 độ Vĩ Bắc, 104,9 độ Kinh Đông, trên địa phận Cam-pu-chia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động dữ dội. Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, cấp 10, cấp 11; riêng vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa cần đề phòng nước biển dâng cao kết hợp với thủy triều cao 2-4 m. Khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.

Ngoài ra, tối nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở Bắc Bộ. Đêm nay và ngày mai 2-11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác thuộc Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam và khu vực Bắc biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 7, cấp 8,giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.

Theo TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRUNG ƯƠNG

------------------------

Quảng Ngãi: Đưa tàu, thúng lên bờ “trốn” bão

Trong ngày hôm nay 1-11, ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi ngay khi chạy vào đất liền tránh bão số 11 đã chủ động triển khai ngay các biện pháp để bảo vệ tàu thuyền và thúng của mình. Tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), nhiều ngư dân đã đưa tàu thuyền và thúng lên bờ “trốn” bão.

ImageView.aspx?ThumbnailID=372153
Tàu thuyền công suất nhỏ và thúng được ngư dân thôn Châu Thuận, xã Bình Châu đưa lên bờ “trốn”bão

Rút kinh nghiệm trong đợt bão số 9 làm nhiều tàu thuyền bị chìm và hư hỏng ở các vũng neo đậu tàu thuyền, ngư dân Quảng Ngãi đã sử dụng các vật dụng che mưa cho các tàu có công suất nhỏ để tránh tình trạng nước mưa đọng đầy trên tàu làm chìm tàu như trong cơn bão số 9 vừa rồi.

Tàu thuyền công suất lớn neo đậu liền kề nhau cũng đã được ngư dân dùng lốp xe ôtô, túi lưới quấn chặt chèn chống quanh thân tàu để tránh va đập lẫn nhau gây hư hỏng. Đến 17 giờ chiều nay, Quảng Ngãi đã bắt đầu có mưa.

Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung giữliên lạc và hướng dẫn cho các tàu còn đang ở vùng biển nguy hiểm thuộc Hoàng Sa và Trường Sa (45 tàu thuyền) chạy tìm nơi tránh bão an toàn.

Bình Định: Lên phương án sẵn sàng sơ tán hơn 17.000 hộ dân

ImageView.aspx?ThumbnailID=372154
Tàu thuyền tránh bão tại Bình Định

Để chủ động ứng phó với bão Mirinae, nhất là hạn chế thiệt hại về người do bão lũ gây ra, chiều 1-11, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã lên phương án sẵn sàng sơ tán hơn 17.000 hộ dân với hơn 72.000 nhân khẩu.

Trong đó, tập trung nhiều nhất là tại TP Quy Nhơn và các huyện ven biển của tỉnh có nguy cơ bị sạt lở, triểu cường đe dọa đến tính mạng và tài sản. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh cũng đã tập trung vận động nhân dân khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng và dự trữ lương thực, thực phẩm ở những nơi có khả năng bị chia cắt khi bão lũ xảy ra…

Thường trực Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thuỷ sản của tỉnh và Bộ đội biên phòng Bình Định trong ngày 1-11 cũng đã tập trung liên lạc được hơn 3.250 tàu thuyền đang hoạt động đánh bắt tại các ngư trường phía Nam, ngư trường khơi Nam quần đảo Hoàng Sa và ngư trường miền Trung.

Trong đó đã có 1.383 chiếc chạy vào bờ tránh trú bão. Tại các vùng biển ven bờ ngoài khơi Bình Định cũng đã có 5.969 tàu thuyền cũng đã vào bờ tránh bão.

Trong ngày 1-11, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định cũng đã đi kiểm tra việc triển khai công tác ứng phó với bão Mirinae ở một số địa phương trong tỉnh. Tại xã bán đảo Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, địa phương đã chủ động gọi 368 chiếc thuyền đang đánh bắt gần bờ vào trú ẩn ở những nơi an toàn.

Xã cũng đã cấp cho người dân 5.000 bao cát để gia cố, khắc phục tạm thời những điểm sạt lở do cơn bão số 9 vừa qua gây ra tại thôn Lý Chánh. Đồng thời, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên còn phối hợp với người dân tiến hành gia cố thêm điểm sạt lở có thể làm sập hơn 30 căn nhà tại thôn Lý Hoà.

Xã bán đảo Nhơn Hải, TP Quy Nhơn đã lựa chọn, bố trí 3 trường học, một số nhà dân ở nơi cao ráo để đưa có 196 hộ dân với 877 nhân khẩu có nhà ở sát biển có thể gặp nguy hiểm tính mạng và tài sản khi bão vào tới ở tạm tránh bão.

Một số gia đình ở ven biển, dọc theo tuyến kè biển của xã đã chủ động dùng lưới đánh cá, phủ trên mái nhà để hạn chế tình trạng gió bão làm tốc mái nhà khi bão vào. Tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Tam Quan (huyện Hoài Nhơn), Đề Gi (huyện Phù Cát) và âu thuyền TP Quy Nhơn hiện có hàng ngàn tàu của ngư dân các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên...  vào neo đậu tránh trú bão.  

------------------

Bộ trưởng Cao Đức Phát kiểm tra tình hình phòng chống bão ở Khánh Hòa, Ninh Thuận 

Sáng 1-11, Bộ trưởng Cao Đức Phát, Trưởng Ban phòng chống lụt bão Trung ương, đã đến kiểm tra tình hình phòng chống lụt bão tại tỉnh Khánh Hòa.

Làm việc với lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao công tác chuẩn bị phòng chống bão số 11 của địa phương; lưu ý Khánh Hòa không được chủ quan. Đến thời điểm này, Nha Trang, Khánh Hòa, chưa có biểu hiện bão (trời vẫn nắng, gió nhẹ, không có sóng lớn), nhưng theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Trung ương và Nam Trung bộ thì chiều tối 1-11 mới bắt đầu có mưa và mưa to ở các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận, mà tâm bão là ở Khánh Hòa.

Do vậy, tỉnh cần tiếp tục triển khai công tác phòng chống bão để đạt hiệu quả cao nhất, ngay từ bây giờ phải "cấm biển", gọi tàu, thuyền nhanh chóng về nơi trú ẩn an toàn, đồng thời không cho tàu, thuyền ra biển; khẩn trương thông báo cho ngư dân đưa các lồng bè nuôi trồng thủy sản về nơi an toàn, không để người dân ở lại lồng bè khi có bão.

Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Đoàn đã đến kiểm tra thực tế công tác phòng chống bão ở một số cơ sở, địa phương trong tỉnh. 

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Cao Đức Phát có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận để kiểm tra tình hình phòng chống bão số 11.

Theo báo cáo nhanh của Ban CHPCLB Ninh Thuận, đến chiều nay đã hòan tất việc neo đậu cho 2.239 chiếc tàu cá, 10 tàu du lịch và 14 tàu nước ngòai đang khai thác cát trên biển.

Sau khi nghe báo cáo về các phương án phòng chống bão, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đi thị sát một số địa phương ven biển của huyện Ninh Hải, Thuận Bắc.

Thủ tướng chỉ đạo di dời dân trước 12g đêm 1-11

Ngày 31-10, Thủ tướng chính phủ đã có công điện khẩn yêu cầu UBND các tỉnh nằm trong vùng dự báo bão đổ bộ vào, từ Phú Yên đến Bình Thuận huy động nhân dân triển khai ngay việc chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện; phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn thực hiện việc di dời những hộ dân ra khởi các khu vực nguy hiểm (ven biển, vùng cửa sông, vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là di dời dân ra khỏi các nhà kém kiên cố đến nơi an toàn).

Việc di dời phải hoàn thành trước 24g đêm nay 1-11, tổ chức lực lượng canh gác, bảo đảm an ninh trật tự ở những khu vực phải di dời dân đi. 

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương - TTXVN - PV, CTV

Theo TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRUNG ƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên