27/10/2013 03:07 GMT+7

Để giảm thiệt hại trong bão

TS IAN WILDERSPIN (Phái viên cao cấp của Hội Chữ thập đỏ Mỹ, người có kinh nghiệm về phòng chống thiên tai VN từ năm 1998 tới na
TS IAN WILDERSPIN (Phái viên cao cấp của Hội Chữ thập đỏ Mỹ, người có kinh nghiệm về phòng chống thiên tai VN từ năm 1998 tới na

TT - Tôi rất ngạc nhiên khi thấy mức độ thiệt hại lớn của bão Nari (bão số 11) gây ra đối với nhà cửa, trường học, cơ sở y tế... của người dân miền Trung. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã biết các cách đơn giản, ít tốn kém để xây dựng nhà có khả năng chống bão.

NrU8OZhP.jpgPhóng to
Nhà ông Trần Hữu Quang ở đường Hoài Thanh, P.Thủy Xuân (TP Huế) được Tổ chức Hội thảo phát triển Pháp - Development Workshop France (DWF) hỗ trợ 2/3 vốn xây năm 2007 đến nay rất chắc chắn trước các trận gió bão, dông lốc - Ảnh: Thái Lộc

Ở Huế, một tổ chức phi chính phủ của Pháp từng làm việc trong nhiều năm để thúc đẩy việc xây nhà có sức chống bão lũ tốt hơn, an toàn hơn. Họ đã làm việc với sở xây dựng và thợ thủ công địa phương các mẫu với giá phải chăng. Hội chữ thập đỏ sau trận lũ lịch sử năm 1999 cũng từng giúp xây dựng hàng chục ngàn nhà cho người dân ở nhiều địa phương miền Trung.

Những kỹ thuật này đúng ra nên được áp dụng và triển khai cả 10 năm nay rồi. Không gì có thể bào chữa cho việc nhiều nhà dân, trường học ở miền Trung trong 10 năm vừa rồi không được xây theo thiết kế và chất liệu chống bão như vậy. Chúng ta biết cách xây nhà tốt hơn, có thể chịu được bão, vậy tại sao khi người ta đấu thầu hay xây các tòa nhà, chính quyền không kiểm tra để đảm bảo các tòa nhà đó có khả năng chống bão, đảm bảo mái không bị thổi bay khi bão vào? Trong tương lai, khả năng các cơn bão ngày càng nhiều hơn, càng mạnh hơn thì chúng ta càng cần phải chú ý hơn vấn đề này.

Theo tôi, chính quyền nên hỗ trợ tài chính cho việc xây và củng cố nhà cho người dân vùng thường chịu ảnh hưởng của bão. Các thiết kế nhà chống bão nên được phổ biến rộng rãi cho người dân. Ngoài ra, các hồ thủy lợi và thủy điện cần được kiểm soát và điều phối tốt để tránh những thảm họa do chính con người gây ra như chúng ta vừa thấy ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa trong đợt bão Wutip (bão số 10).

Để giảm thiệt hại do bão, một vấn đề khác cần triển khai làm nhanh là nhắn tin cảnh báo thiên tai. Việc này hiện nay Hội Chữ thập đỏ Mỹ đang làm việc với Bộ Thông tin - truyền thông, với bốn tập đoàn truyền thông lớn ở VN... và mọi người đều quan tâm tới sáng kiến này. Giờ chỉ là vấn đề triển khai. Chính quyền địa phương có thể gửi tin nhắn rất nhanh cho người dân để cảnh báo về bão hay đưa ra chỉ dẫn cho họ cách chuẩn bị đối phó với bão... Hội chữ thập đỏ cũng có thể thông qua hệ thống này hướng dẫn mọi người... Khi làm việc này, để tránh gây hoang mang, sợ hãi thái quá, các tin nhắn cần nêu rất rõ, cụ thể và được giới hạn trong những khu bị ảnh hưởng trực tiếp.

Thực tế ở miền Trung cho thấy khi bão lũ xảy ra, đàn ông nhiều khi đi làm ăn xa không có ở nhà nên vai trò của phụ nữ trong phòng chống bão rất quan trọng. Phụ nữ thường xuất hiện trong mọi khía cạnh của quá trình này. Họ thường là người chịu trách nhiệm nhiều nhất trong khi chuẩn bị đối phó với thiên tai, sơ tán cả nhà, hay sắp xếp nhà cửa để chống bão... Rồi sau cơn bão họ thường là người lo dọn dẹp hay chăm sóc những người bị nạn, bị ốm. Vì vậy cần nhận thấy vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc phòng chống bão và việc tập huấn, truyền đạt thông tin nên hướng tới họ.

Nhân đây tôi cũng xin góp ý là Chính phủ và các cơ quan tham gia cứu trợ cần suy nghĩ lại cách cứu trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Cụ thể, ngay trong bão lũ nước dâng tứ bề thì một số cách cứu trợ “truyền thống” có thể vẫn cần như chuyển mì gói cho người dân ăn tạm để chống đói. Nhưng sau đó chuyển tiền là cách thức thích hợp, nhanh và tốt hơn, đảm bảo gia đình người bị ảnh hưởng bão lũ có thể mua những thứ họ thật cần (hơn là những thứ người khác nghĩ và áp đặt lên họ). Sau bão lũ, cứu trợ bằng tiền sẽ giúp giảm bớt việc vận chuyển thực phẩm/đồ cứu trợ đến vùng bão, vì hầu hết những thứ người dân cần đều có thể mua ngay tại chợ địa phương nếu họ được hỗ trợ kịp thời bằng tiền. Điều quan trọng ở đây là đảm bảo làm sao các chợ này hoạt động sớm trở lại ngay sau thiên tai.

Với công nghệ hiện có chúng ta nên tận dụng hết cho việc cứu trợ. Giờ chúng ta có điện thoại, có hệ thống ngân hàng qua tin nhắn, ATM và rất nhiều hệ thống ngân hàng mà người dân có thể tiếp cận. Chúng ta có thể đưa cho người dân các thẻ ATM có sẵn tiền để họ chủ động lấy tiền từ ngân hàng. Cách làm này đơn giản hơn và chắc chắn sẽ minh bạch hơn, giảm thiểu nguy cơ hàng cứu trợ bị thất thoát...

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Quân dân miền Trung đang căng người phòng chống bãoĐào hồ, khơi rạch để giảm ngập Thời tiết ngày càng khắc nghiệt Bão dữ đi qua, tan hoang ở lại Chắt chiu để chăm lo cho dân

TS IAN WILDERSPIN (Phái viên cao cấp của Hội Chữ thập đỏ Mỹ, người có kinh nghiệm về phòng chống thiên tai VN từ năm 1998 tới na
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên