04/08/2013 08:58 GMT+7

Cần một chiến dịch lớn về thực phẩm sạch

WILLIAM GEOFFREY DEETZ(người Mỹ, đầu bếp, chủ nhà hàng Black Cat)
WILLIAM GEOFFREY DEETZ(người Mỹ, đầu bếp, chủ nhà hàng Black Cat)

TT - Tôi đã ở Việt Nam 13 năm. Tôi có 35 năm kinh nghiệm làm đầu bếp, trong đó có 28 năm nấu các món Việt Nam và hiện kinh doanh nhà hàng tại TP.HCM.

Đó cũng là lý do vì sao tôi đặc biệt quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là những vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

VXPw1oAM.jpgPhóng to
Một tiệm bún thịt nướng ở Q.Tân Bình, TP.HCM. Hiện nay, các món ăn liên quan đến bún đều ít nhiều gây lo ngại cho người dân - Ảnh: N.C.T.
K9muzUDe.jpg

William Geoffrey Deetz

Trong vấn đề này tôi thấy có nhiều việc ở Việt Nam có thể làm nhưng ở nước ngoài là vi phạm pháp luật. Và dường như vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ được vào cuộc thật sự mạnh mẽ khi có những việc nghiêm trọng xảy ra.

Khi còn kinh doanh ăn uống tại California (Mỹ), như mọi người, tôi phải tuyệt đối tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt của luật pháp, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến nấu nướng.

Hiện nay, có thể một số điều khoản quy định ấy không còn phù hợp nhưng cả thế giới vẫn luôn rất cần những đơn vị thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn cần thiết lập và thực thi những quy định cứng rắn trong lĩnh vực này. Lý do đơn giản là sức khỏe, cuộc sống của con người ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng quan trọng như nhau.

Tại các nước phát triển, nếu bạn làm ai đó bị ảnh hưởng về sức khỏe trong hiện tại hoặc về lâu dài, bị ngộ độc, bị mất mạng... do ăn phải những món ăn chế biến cẩu thả hoặc sử dụng những nguyên liệu nguy hiểm, rẻ tiền để tăng lợi nhuận, bạn sẽ bị phạt hàng triệu đôla, thậm chí vào tù. Hình phạt nặng nề ấy sẽ làm chùn bước những ai có ý định coi tiền bạc quan trọng hơn sức khỏe người tiêu dùng.

Việc bảo quản thức ăn cũng là vấn đề lớn. Tôi nhận thấy nhiều nhà hàng ở Việt Nam thường trữ đông lạnh hầu hết thực phẩm và họ nghĩ rằng với cách ấy thực phẩm bớt tươi ngon nhưng sẽ giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn. Có lẽ không nhiều người Việt Nam được học về nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm và theo tôi, đó là vấn đề thật sự cần quan tâm.

Khi lần đầu đến Việt Nam vào năm 1999, tôi đã rất sốc khi biết có những người trong quá trình chế biến thực phẩm dùng các chất độc hại vốn có nguồn gốc từ nước ngoài. Tôi thật sự không hiểu được vì sao họ lại có thể thờ ơ với sức khỏe người tiêu dùng đến vậy? Vì sao có thể bất chấp tính mạng người khác chỉ vì lợi nhuận?

Tôi lo ngại rằng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam sẽ ngày càng đáng báo động hơn khi các chi phí ngày càng gia tăng, lợi nhuận càng giảm. Bước quan trọng nhất cần thực hiện là các cơ quan chức năng phải cấp chứng nhận cho những đơn vị cung cấp thực phẩm an toàn. Đây là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn được thực phẩm sạch.

Tất nhiên, người tiêu dùng rất cần biết tự bảo vệ mình. Chọn mua các thực phẩm nhập khẩu với giá cao không phải là giải pháp thực tế khi nhiều người còn gặp khó khăn trong chi tiêu. Tôi nghĩ người dân nên đến những hệ thống siêu thị uy tín, siết chặt an toàn thực phẩm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ.

Người tiêu dùng cần chủ động hơn trong việc xác định các nhà cung cấp đang vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, tìm kiếm các nhà cung cấp tốt và ủng hộ họ. Là đầu bếp, tôi luôn cố gắng nấu các món sạch hết sức có thể bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự làm hoặc từ các nhà cung cấp đáng tin cậy.

Chính người tiêu dùng phải xác lập nhu cầu cấp thiết về các thực phẩm tốt cho sức khỏe, từ đó “đặt hàng” các nhà sản xuất trong và ngoài nước đẩy mạnh xây dựng doanh nghiệp nhỏ sản xuất thực phẩm sạch. Truyền thông và cộng đồng cần ủng hộ các doanh nghiệp này.

Tôi nghĩ Việt Nam cần một chiến dịch lớn về thực phẩm để thúc đẩy việc sản xuất thực phẩm an toàn. Gần đây cộng đồng đang “sốt” với việc nhiều sản phẩm làm từ gạo như bún tươi, bánh canh... có chất làm trắng huỳnh quang tinopal. Vậy sao không mở một công ty sản xuất bún, bánh canh... với cam kết sử dụng nguồn gạo sạch, chỉ rõ gạo ấy được trồng thế nào, được xử lý ra sao? Sẽ có những nhà hàng, quán ăn mua các sản phẩm tốt này và làm lan tỏa thông tin về sản phẩm.

Phải phạt nặng

Luật pháp vẫn là công cụ quan trọng nhất trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần trừng phạt nghiêm khắc những ai đang xâm phạm niềm tin của cộng đồng, đang làm hại con người, đặc biệt là đầu độc các thế hệ tương lai chỉ vì muốn kiếm tiền nhanh chóng.

Tôi nghĩ những hình phạt này không chỉ là phạt tiền mà thậm chí có thể phạt tù. Nếu số tiền phạt vẫn luôn nhỏ hơn mức lợi nhuận kiếm được khi sử dụng các hóa chất bị cấm, các thực phẩm không đạt chất lượng... khi chế biến món ăn thì họ sẽ tiếp tục vi phạm.

____________

Tin bài liên quan:

Lại hứa công khai cơ sở làm thực phẩm “bẩn”Tích cực xét nghiệm để chứng minh bún, bánh an toànChưa làm sáng tỏ bún có độc tốHoang mang với búnBún có chất độc: Cần giải quyết từ gốc

WILLIAM GEOFFREY DEETZ(người Mỹ, đầu bếp, chủ nhà hàng Black Cat)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên