Mà nghe đâu con số trên chưa “khủng” bằng con số 1 tỉ đồng của một công ty thưởng không tiết lộ cho báo chí. Nghe thôi tôi đã thấy buồn cho mình và đồng nghiệp làm nghề giáo. Con số hàng triệu là đã như một giấc mơ rồi.
TP.HCM: thưởng tết cho giáo viên 700.000 đồng/ngườiCần Thơ: thưởng tết cao nhất 105 triệu đồngTP.HCM: thưởng tết cao nhất 532 triệu đồng
Phóng to |
Giáo viên Trần Kinh Luân trong một tiết dạy thể dục ở Trường THCS Độc Lập, Q.Phú Nhuận (TP.HCM). Năm nay, giáo viên Trường Độc Lập được thưởng 1,1 triệu đồng/người (trong đó nguồn quỹ cha mẹ học sinh hỗ trợ 200.000 đồng/giáo viên) - Ảnh: H.HG. |
Mong được áp dụng cách làm của TP.HCM Là giáo viên lâu năm, chẳng bao giờ biết đến tiền thưởng tết là gì. Vậy mà TP.HCM thưởng tết cả triệu đồng. Thật tình, lâu nay khi tết đến vợ chồng tôi chỉ biết ngồi nhà nhìn nhau mà không dám đi đâu; bạn bè hay học trò đến nhà là rất sợ vì không có tiền đãi khách, không có tiền cúng ông bà, không có tiền thăm hỏi, chúc tết con cháu... Mong ở chỗ tôi cũng được thưởng tết cho giáo viên như TP.HCM. |
Buồn. Chạnh lòng. Đó có lẽ là tâm trạng của hầu hết nhà giáo chúng tôi (và cả những người ăn lương nhà nước nữa). Bạn bè tôi làm đủ ngành nghề, cứ cuối năm lại rôm rả câu chuyện tết này được bao nhiêu. Công chức có, nhà giáo có, làm công ty có nên câu chuyện có muôn màu sắc.
Tôi làm giáo viên, tết là mấy chục ngàn đồng của công đoàn trường cho gọi là quà. Cầm vài ba chục ngàn biết mua gì trong thời giá cả lên như bong bóng, ai hỏi là ém nhẹm nói không có gì, chứ nói từng đó ai tin.
Không ai tin dù đó là sự thật. Ở thời giá cả lạm phát này, lương vợ chồng nhà giáo công tác gần 20 năm khoảng 7 triệu đồng, nuôi hai con nhỏ ăn học, tiền ăn, tiền ơn nghĩa (đám cưới, đám tang...) chỉ đủ cho 30 ngày là đã tiết kiệm, cân nhắc kỹ lắm rồi.
Và sự thật là sau tết chúng tôi phải ăn uống tằn tiện vì đã lấy lương tháng sau (tết người ta cho lãnh trước một tháng lương) xài cho việc đi quà tết, ăn tết. Việc đi quà tết không thể không làm bởi đó là lễ nghĩa của ông bà, dân tộc ta bao đời nay rồi. Nhói lòng thấy con cái thèm thuồng quần áo mới, mấy món ăn của bạn bè ba ngày xuân...
Cả trăm lần được học trò hỏi lại khi tôi khuyên các em nên thi vào sư phạm rằng: “Lương của thầy cô có đủ sống? Thầy ơi, riêng tiền thưởng tết của một người thôi cả đời thầy cô có dành dụm được từng đó không?”. Tôi đắng lòng. Sao giận các em được khi thực tế là như vậy.
Đạm bạc, thanh cao... là những mỹ từ người ta dành cho nhà giáo chúng tôi. Nhưng thử hỏi chúng tôi nhận được gì ngoài những ngôn từ này? Nhiều người nhìn vào nhà giáo tưởng chúng tôi giàu có lắm vì dạy thêm, nhưng chỉ số ít thôi. Chỉ những ai dạy các môn toán, lý, hóa hay tiếng Anh, còn các môn khác lấy đâu ra học trò mà dạy thêm. Và chỉ ở thị xã hay thành phố thôi chứ ở vùng nông thôn xa xôi học trò lấy tiền đâu ra mà học. Thế nên, ai đã theo nghề giáo phải kiếm cho mình một nghề tay trái để nuôi nghề tay phải.
Ngày 1-7-2010 là ngày nhiều nhà giáo chúng tôi mong chờ nhất. Đó là ngày thực thi Luật giáo dục (sửa đổi, bổ sung) mà trong đó một điều luật quy định nhà giáo được hưởng chế độ thâm niên. Chế độ này đã tồn tại trên mười năm và bị cắt vào thời điểm điều chỉnh lương mới. Nhưng chờ đợi vẫn là chờ đợi. Hơn nửa năm rồi mà chúng tôi chưa biết mình nhận được thâm niên như thế nào. Luật vẫn còn trên giấy.
Nói như vậy để người ngoài ngành hiểu thêm, sẻ chia với chúng tôi và thông cảm cho vì sao chúng tôi cứ nhìn sang các ngành khác lúc tết đến. Có bất hợp lý không khi nhà giáo nói riêng, những người ăn lương nhà nước nói chung buồn nặng nề mỗi năm tết đến xuân về?
Và chúng tôi đặt câu hỏi: Tại sao thời đất nước còn chồng chất khó khăn mà vẫn được hưởng lương tháng 13, còn bây giờ kinh tế đã khá hơn thì không? Mong sao Chính phủ cho những người đang hưởng lương hành chính sự nghiệp được hưởng một tháng lương thứ 13 để chúng tôi đón tết và bớt chạnh lòng mỗi khi xuân về.
Mỏi mòn Trước tết, chỉ cần nhìn chiếc xe lui tới mãi một chỗ bạn cũng biết rằng đó là đồng nghiệp của tôi. Sau tết thì mặt như đưa “tết” vì lỡ xài hụt trong tết rồi, tháng này chồng con sẽ sống sao đây. Hằng tháng, ngày 4 được lãnh tiền. Hôm nay, ngày 12-1, ai vào trường cũng nhìn lên bảng thông báo rồi khẽ thở dài. Nhìn đâu cũng thấy chuyện phải làm, nhưng tìm hoài chữ “lãnh tiền“ thì không hề có. Tiền đi công tác thanh tra năm học 2009-2010, tiền dạy chuyên đề cấp thành phố của năm học 2009-2010... Những việc mà giáo viên thực hiện đôi lúc phải có cả nước mắt nhưng chờ đợi mỏi mòn vẫn chưa có chứ đừng nói chi là tiền thưởng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận