TTO giới thiệu ý kiến của ông:
Đùa có bom, cô gái trẻ lãnh án tùĐừng đùa với an toàn hàng khôngNói đùa có bom, lãnh 15 tháng tù treo
Hơn thế nữa, hành vi này thực tế đã gây cản trở hoạt động bình thường của hàng không dân dụng và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho hãng hàng không, do đó đã cấu thành tội cản trở giao thông đường không, quy định tại điều 217 Bộ luật hình sự, với hành vi được xác định là “hành vi khác cản trở giao thông đường không”. Đối với tội này, chỉ cần có lỗi vô ý (không cố ý gây cản trở) nhưng hậu quả đã xảy ra cũng đủ yếu tố cầu thành tội phạm.
Mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản đối với tội này, nhưng đối chiếu với một số tội khác có quy định về mức thiệt hại tài sản, ví dụ như tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thì mức thiệt hại trên 100 triệu đồng của hãng hàng không là thiệt hại nghiêm trọng. Vừa qua, TAND Hà Nội tuyên buộc chị Tuyền phạm tội cản trở giao thông đường không là đúng quy định pháp luật.
Nhưng đồng thời, đối với hành vi nói đùa có bom, pháp luật cũng có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, nêu tại khoản 6, khoản 7 điều 12 NĐ 60/2010/NĐ-CP, với mức xử phạt lên đến 30 triệu đồng. Thậm chí nghị định này nêu chính xác, rõ ràng về hành vi này là “tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về về việc có bom” chứ không chỉ quy định chung chung “hành vi khác cản trở giao thông đường không” như tại điều 217 BLHS. Với quy định xử phạt hành chính này, các cơ quan chức năng có thể xử phạt chị Tuyền và hãng hàng không khởi kiện hành khách này để đòi bồi thường thiệt hại.
Do đó, để xác định đây là một vụ án hình sự hay chỉ là vi phạm hành chính thì các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc và sự cần thiết nâng cao tính răn đe của pháp luật, trong đó mức độ nghiêm trọng của sự việc được quyết định bởi công tác xử lý tình huống ban đầu của các đơn vị, cơ quan liên quan như an ninh hàng không, cảng hàng không, cảng vụ, hãng hàng không.
Theo quy định tại điều 48 quyết định số 06/2007/QĐ-BGTVT, được sửa đổi bổ sung bởi thông tư số 17/2011/TT-BGTVT ban hành chương trình an ninh hàng không dân dụng, khi có hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí thì nhân viên an ninh hàng không của cảng hàng không phải ngăn chặn và phối hợp với cảng vụ hàng không giữ người để kiểm tra tính xác thực của thông tin. Còn để “đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp” thì khi có thông tin tàu bay bị đe dọa bom trong thời gian tàu bay còn trên mặt đất, tàu bay phải được cách ly tại sân đỗ và triển khai phương án khẩn nguy, tàu bay phải được lục soát nhằm phát hiện bom (điều 77).
Quyết định này cũng nêu hành vi “cung cấp các thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất...” là một trong những hành vi “can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng”.
Như vậy luôn có bước kiểm tra tính xác thực của thông tin do hành khách cung cấp (nói đùa) và chỉ thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay thì mới được đánh giá là có “hành vi can thiệp bất hợp pháp”, chứ không phải với bất cứ thông tin nói đùa có bom nào cũng đều cách ly, lục soát tàu bay. Việc xử lý tình huống ban đầu của các cơ quan hàng không có thể sẽ dẫn đến các chiều hướng xử lý hành khách khác biệt sau này. Với mỗi tình huống thực tế cụ thể, nếu xác định hành khách chỉ nói đùa (ví dụ xác nhận ngay là nói đùa, không có hành lý ký gửi, chưa check-in...) thì chỉ cần xử phạt vi phạm hành chính, còn nếu sự việc phức tạp (có hành lý ký gửi, lời khai bất nhất...) hoặc có lúng túng trong xử lý mà phải hoãn chuyến bay để lục soát tàu bay thì thiệt hại về tài sản là rất lớn, và hành khách có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận