04/05/2014 09:07 GMT+7

Cầu Lê Văn Sỹ: Lý do vướng giải tỏa chưa thuyết phục

hue-audio
hue-audio

TT - Ông Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, nhận định như vậy khi được hỏi về nguyên nhân “Cầu Lê Văn Sỹ: xây mới nhưng chuyện cũ vẫn còn”.

Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của ông Sanh cũng như các chuyên gia và nhà quản lý về vấn đề này.

Cầu Lê Văn Sỹ (TP.HCM): Xây mới nhưng chuyện cũ vẫn cònVết nứt trên trụ cầu Lê Văn Sỹ là vết xướcThông xe cầu Lê Văn Sỹ

jm89tpTx.jpgPhóng to
Người dân đi trên đường Trường Sa băng qua dải phân cách tạm thời ở đầu cầu Lê Văn Sỹ khi nơi đây chưa lắp đèn tín hiệu giao thông - Ảnh: Thuận Thắng

* Ông PHẠM SANH

(chuyên gia giao thông):

Lãng phí

Điều chỉnh 2 tuyến xe buýt

Do cầu Lê Văn Sỹ đã thông xe, Trung tâm Quản lý và điều hành phương tiện vận tải hành khách công cộng cho biết từ ngày 5-5, hai tuyến xe buýt có lộ trình đi qua cầu này là tuyến bến xe Chợ Lớn - Gò Vấp (mã số 07) và Bến Thành - chợ Xuân Thới Thượng (mã số 28) sẽ hoạt động trở lại lộ trình chính thức ban đầu. Theo đó, hai tuyến xe này sẽ chạy qua cầu Lê Văn Sỹ thay vì qua cầu Công Lý như trước đây.

MẬU TRƯỜNG

Lấy lý do vướng giải tỏa để không làm cầu trên cao là chưa thuyết phục, nếu chưa giải tỏa được thì không nên làm cầu.

Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ TP triển khai xây dựng bốn chiếc cầu mới thì cả bốn chiếc cầu đều làm trên cao.

Thế nhưng cầu Lê Văn Sỹ lại không làm trên cao thì dự án này chẳng có gì mới trong việc giải quyết giao thông tại đây.

Vì nếu giữ nguyên cầu cũ thì kinh phí sửa chữa nâng cấp chỉ tốn hai, ba chục tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với xây cầu mới và thời gian thi công nhanh hơn nhiều do các đơn vị có kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Việc xây dựng cầu Lê Văn Sỹ mới tốn khoảng 200 tỉ đồng mà không giải quyết giao thông tốt hơn so với cầu cũ là lãng phí, đành rằng cầu mới đương nhiên tốt hơn cầu cũ.

Tại các đô thị trên thế giới người ta chỉ chấp nhận trong khu đô thị cũ hoặc khu du lịch cho tồn tại những chiếc cầu cũ có đường băng ngang ở hai đầu cầu để các loại xe thô sơ và người lưu thông, còn khi xây cầu mới phải tính toán xây vượt trên cao để xe cộ lưu thông thông thoáng hơn. TP.HCM đã có “bài học” từ việc xây cầu Nguyễn Tri Phương (Q.5 - Q.8) - Chánh Hưng (Q.8), nơi xảy ra nhiều vụ ùn tắc và tai nạn giao thông mà đến nay chưa khắc phục được.

* TS.KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN:

Chưa giải tỏa được thì không nên làm cầu

Việc cầu Lê Văn Sỹ mới không có kết nối cho hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa ven kênh là do đơn vị thiết kế. Nếu khoảng cách thông thủy của cầu tối thiểu là 2,5m thì có thể tổ chức đường đi dưới gầm cầu cho giao thông bộ và xe đạp.

Đường qua dạ cầu có thể đưa ra phía ngoài kênh chút xíu và thiết kế chiếu sáng. Khi nào thủy triều lên thì khuyến cáo để người dân không sử dụng.

Để hạn chế những chuyện tương tự như cầu Lê Văn Sỹ trong tương lai, thiết nghĩ khi tính toán việc xây cầu, đường, cần có sự phối hợp, bàn bạc với cơ quan quy hoạch và đơn vị nghiên cứu kinh tế đô thị.

Việc xây cầu, làm đường cần kết hợp với quy hoạch, chỉnh trang các khu vực hai bên cầu, đường và khai thác giá trị quyền sử dụng đất tăng lên khi có hạ tầng cơ sở đi qua.

Lúc đó, Nhà nước không phải chi ngân sách để làm cầu đường mà chỉ cho đơn vị làm cầu mượn tiền, vài năm sau khi họ khai thác được quỹ đất sẽ hoàn trả ngân sách cho Nhà nước, có khi còn dư tiền để làm tiếp những cây cầu khác.

Lấy lý do vướng giải tỏa để không làm cầu trên cao là chưa thuyết phục. Nếu chưa giải tỏa được thì không nên làm cầu.

* Ông BÙI XUÂN CƯỜNG (phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM):

Đã tính toán từ đầu

Theo nguyên tắc xây dựng cầu Lê Văn Sỹ (Q.3) là không thực hiện đền bù giải tỏa. Nếu xây dựng cầu Lê Văn Sỹ vượt đường ven kênh, phải nâng cao cầu thì chân cầu kéo dài trên đường Lê Văn Sỹ và Trần Quốc Thảo sẽ che chắn nhà dân và phải giải tỏa ngôi chùa ở khu vực cầu. Vì vậy, sau khi tính toán TP nhận thấy việc xây chiếc cầu này giao bằng với mặt đường vẫn tổ chức được giao thông thông thoáng cho đường Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước mắt đây là chiếc cầu yếu, có thời gian sử dụng đã hơn 50 năm và đã sửa chữa nhiều lần cần được xây dựng mới. Nhiều năm qua TP mong muốn xây dựng cầu mới nhưng không có tiền đầu tư. Nay có vốn (vay Ngân hàng Thế giới) nên cần xây dựng ngay chiếc cầu mới để xóa cầu yếu. Chiếc cầu kết nối đường ven kênh Trường Sa và Hoàng Sa thông suốt thay vì cầu cũ xe phải chạy đường vòng. Hơn nữa, việc xây dựng chiếc cầu này vừa đáp ứng mỹ quan, đẩy nhanh tiến độ thi công và kịp thời gian giải ngân nguồn vốn vay.

Khi phê duyệt xây dựng bốn chiếc cầu mới gồm cầu Bông (Q.1-Q.Bình Thạnh), cầu Kiệu (Q.1-Q.Phú Nhuận), cầu Hậu Giang (Q.6) và cầu Lê Văn Sỹ, các cơ quan chức năng đã tính toán ba cầu gồm cầu Bông, cầu Kiệu xây vượt trên đường ven kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, cầu Hậu Giang xây vượt trên đường ven kênh Tân Hóa - Lò Gốm và cả ba chiếc cầu này đều xây dựng dầm bêtông. Riêng cầu Lê Văn Sỹ xây dựng bằng với mặt đường ven kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè và lắp nhịp dầm bằng thép. Bởi vì về lâu dài sẽ xây dựng cầu Lê Văn Sỹ vượt đường Trường Sa và Hoàng Sa. Do đó các cơ quan chức năng đã tính toán xây dựng trụ cầu sau này có thể nâng lên cao và lắp các dầm thép để sau này tái sử dụng ngay, không làm dầm bêtông vì khó tái sử dụng.

Việc xây dựng cầu Lê Văn Sỹ vượt các đường ven kênh sẽ được thực hiện khi các đường Hoàng Sa, Trường Sa, Lê Văn Sỹ và Trần Quốc Thảo được mở rộng lộ giới đúng quy hoạch. Bởi vì muốn xây cầu Lê Văn Sỹ cao thì phải xây dựng đường gom hai bên cầu, mỗi đường có bề rộng 7m thì xe mới có đường lên, xuống cầu. Nếu bây giờ xây dựng cầu cao thì không có đường gom, sẽ không giải quyết giao thông ở khu vực cầu.

NGỌC ẨN - D.N.HÀ ghi

hue-audio
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên