* Giảm bớt quyền lợi của bệnh nhân khám trái tuyến
Sửa luật bảo hiểm y tế: thu hẹp quyền lợi bệnh nhân trái tuyếnCần quy định bảo hiểm y tế phải là bắt buộc Buộc tham gia bảo hiểm y tế như buộc đội mũ bảo hiểm
Phóng to |
Dự thảo Luật BHYT sửa đổi giảm quyền lợi của người khám trái tuyến để chống quá tải ở bệnh viện tuyến trên. Trong ảnh: bệnh nhân chờ nhận thuốc BHYT tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM) - Ảnh: Q.Định |
Tuy nhiên, so với Luật BHYT hiện hành, dự thảo Luật BHYT sửa đổi (dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5) đã giảm bớt quyền lợi của bệnh nhân khám trái tuyến...
Người nghèo được BHYT chi trả 100%
Ngoài điểm mới đáng chú ý nói trên, theo ông Vũ Xuân Bằng, phó trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội VN, dự thảo Luật BHYT dự kiến chi trả 100% phí khám chữa bệnh với thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng, người nghèo, người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của những nhóm đối tượng này (quy định hiện hành, các đối tượng này phải trả 5% chi phí khám chữa bệnh).
Một vấn đề rất mới nữa là dự thảo luật chỉ chia năm nhóm đối tượng tham gia BHYT, trong khi luật hiện hành chia tới 25 nhóm. Ông Bằng cho biết việc chia quá nhiều nhóm đối tượng đã gây ra cấp trùng thẻ BHYT nghiêm trọng trong thời gian 2011-2013 (hai năm 2011-2012 cấp trùng tới 1 triệu thẻ BHYT).
Cũng theo ông Bằng, dự thảo Luật BHYT đề xuất cho phép người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến xã được khám chữa bệnh tại tuyến huyện (cùng địa bàn huyện) hoặc xã khác trong huyện mà không coi là khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến. Các trường hợp điều trị lác, cận thị, tật khúc xạ với trẻ em dưới 6 tuổi... đều được BHYT thanh toán, mở rộng hơn nhiều so với quy định hiện hành.
Quy định có lợi cho người bệnh chưa được thực hiệnLuật BHYT hiện hành quy định khám sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh tim mạch, ung thư, sàng lọc sơ sinh và trước sinh được BHYT chi trả, nhưng đến nay việc này vẫn chưa thực hiện được. Theo ông Bằng, quyền lợi của người tham gia BHYT bị ảnh hưởng là do Bộ Y tế chưa quy định danh mục bệnh được sàng lọc phát hiện sớm do Quỹ BHYT chi trả.
Đây chỉ là một trong số nhiều bất cập của Luật BHYT hiện hành. Chúng tôi trao đổi thêm với ông Lê Văn Khảm, phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), xung quanh những bất cập này.
* Vì sao sau gần năm năm thực hiện Luật BHYT, việc chi trả cho dịch vụ khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm vẫn chưa được thực hiện, thưa ông?
- Dự thảo Luật BHYT mới, quy định BHYT chi trả một số dịch vụ khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, sàng lọc sơ sinh và trước sinh giống như luật hiện hành. Đây là một công việc khó do nguồn lực và kỹ thuật ở nhiều vùng miền chưa đáp ứng được... Tuy nhiên sau năm năm, tức khi xây dựng và triển khai Luật BHYT sửa đổi, tôi cho rằng quy định này sẽ có điều kiện thực hiện được.
* Người bệnh có quyền chọn nơi khám chữa bệnh tốt nhất nhưng BHYT lại quy định phân tuyến, khiến người bệnh gặp rất nhiều rắc rối. Dự thảo Luật BHYT lại “bóp” nghẹt thêm khi định hạ mức chi trả cho người bệnh trái tuyến. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
- Theo quy định hiện hành, người bệnh khám chữa bệnh trái tuyến được chi trả lần lượt 30-70% phí khám chữa bệnh, tùy theo tuyến bệnh viện họ đến khám vượt tuyến. Dự thảo Luật BHYT giữ nguyên mức chi 30-70% đối với bệnh nhân nội trú, còn bệnh nhân ngoại trú thì dự kiến giảm mức chi cho bệnh nhân khám vượt tuyến ở bệnh viện T.Ư xuống còn 20% viện phí (hiện hành chi 30%). Tôi cho rằng mỗi cá nhân, tổ chức được đảm bảo quyền lợi, nhưng cũng phải có trách nhiệm để hệ thống chung hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí và tránh quá tải. Bệnh viện tuyến trên quá tải cũng sẽ làm giảm chất lượng khám chữa bệnh. Tất nhiên việc người dân muốn vượt tuyến cũng có lý do họ chưa thật hài lòng về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến dưới.
* Theo quy định hiện hành, BHYT chi trả cho bệnh viện tư được tính theo hạng bệnh viện, nhưng vì sao đến nay vẫn chưa có tiêu chí xếp hạng bệnh viện tư?
- Mới đây Bộ Y tế đã ban hành thông tư về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phân loại bệnh viện tư để đảm bảo quyền lợi của người bệnh và sự phát triển của bệnh viện tư. Hiện nay các địa phương, sở y tế và cơ quan bảo hiểm đang thực hiện hướng dẫn phân tuyến bệnh viện, tiến tới chi trả cho người bệnh khám chữa bệnh ở bệnh viện tư theo tuyến bệnh viện như với bệnh viện công, còn phần chênh lệch viện phí sẽ do người bệnh chi trả.
Bệnh viện quốc tế cũng có thể bị xếp hạng như bệnh viện huyện Theo ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, công suất giường bệnh của khối tư nhân chỉ đạt 40-60%, trong khi bệnh viện công luôn quá tải (công suất sử dụng giường bệnh ở mức 90-110%). Ông Phạm Lương Sơn, trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội VN, cho biết đến nay Bảo hiểm xã hội VN đã ký hợp đồng khám chữa bệnh với trên 500 cơ sở y tế tư nhân (bệnh viện và phòng khám). Tuy nhiên, do Bộ Y tế chưa có tiêu chí xếp hạng bệnh viện tư nên có trường hợp bệnh viện quốc tế đầu tư tại VN cũng có thể bị xếp hạng tương đương với bệnh viện huyện. Bị xếp hạng thấp như vậy dẫn tới BHYT chi trả phí khám chữa bệnh rất thấp, bệnh nhân có BHYT đến khám chữa bệnh tại các cơ sở này gần như phải bỏ hẳn quyền lợi BHYT lẽ ra họ được hưởng. “Hiện nay một bệnh viện đa khoa tư nhân 500 giường ở Hà Nội chúng tôi xếp hạng 1, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực ở Thanh Hóa xếp hạng 2 nhưng đó là xé rào vì chưa có tiêu chí”- ông Sơn cho biết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận