Thiết nghĩ chúng tôi là những người lao động, hằng ngày phải thường xuyên va chạm khi mời khách và không tránh khỏi sự mất lòng với khách vãng lai, thì mức phạt đó quá nặng. Ngoài ra, bến xe còn bắt buộc chúng tôi mỗi người mỗi ngày phải bỏ ra hai giờ không hưởng lương để gác, giữ trật tự, mặc dù mỗi tháng chúng tôi phải đóng 350.000 đồng tiền bến. Lẽ ra những việc này phải do bảo vệ bến xe làm.
Về việc phân công trực gác cũng không công tâm, có những người già (từ 60 tuổi trở lên) cũng bị buộc phải trực gác, nếu không chấp hành sẽ bị loại khỏi bến xe. Trong khi đó có những người còn nhỏ tuổi thì không bố trí vào các điểm trực gác.
Một số tài xế xe ôm tại bến xe miền Đông
Ông Thượng Thanh Hải (phó giám đốc bến xe miền Đông) trả lời:
Bến xe miền Đông lập tổ xe ôm với hơn 200 người, hoạt động ở bãi đỗ xe khách (xe từ các tỉnh về trả khách). Theo đó, tổ xe ôm tự quản cử mỗi người dành hai giờ/ngày cùng nhân viên bảo vệ bến xe giữ gìn trật tự. Căn cứ theo hợp đồng, lái xe ôm nào vi phạm nội quy bến xe sẽ bị phạt từ 50.000-200.000 đồng (trường hợp tái phạm nhiều lần). Bến xe miền Đông sử dụng hóa đơn ngành thuế thu tiền phạt, nộp vào doanh thu bến và trích nộp ngân sách nhà nước.
Theo hợp đồng, mỗi nhân viên xe ôm hoạt động trong bến xe đóng 350.000 đồng/tháng tiền bến bãi. Hóa đơn thu khoản tiền trên do ngành thuế phát hành và khoản thu này được đưa vào doanh thu bến để trích nộp ngân sách. Từ ý kiến nói trên của anh em lái xe ôm, ban giám đốc bến xe miền Đông sẽ có ý kiến đề nghị tổ xe ôm tự quản xem xét miễn, giảm phân công trực giữ gìn trật tự trong bến xe đối với những người lái xe ôm trên 60 tuổi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận