11/12/2013 17:26 GMT+7

Thi dạy giỏi: học trò hay là "diễn viên múa phụ họa"

Hoàng Cát
Hoàng Cát

TTO - Bài viết "Cô thi dạy giỏi, trò buồn" (Tuổi Trẻ 11-12) một lần nữa hâm nóng câu chuyện bệnh thành tích trong giáo dục.

Hầu hết ý kiến bạn đọc phản đối kiểu biến học trò thành "diễn viên múa phụ họa" được tập dợt bài bản trước với mục đích có được một bài giảng hoàn chỉnh trong hội thi giáo viên giỏi. Những sự giả dối, sính thành tích cứ lặp đi lặp lại như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, nhân cách của trẻ.

Song, những bạn đọc cho biết đang làm việc trong ngành giáo dục khẳng định chuyện giáo viên "tập dợt" học trò trước các hội thi là chuyện bình thường và hầu như nơi nào cũng diễn ra. Làm sao giảm thiểu những nỗi buồn của học trò mỗi khi giáo viên thi dạy giỏi?

Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.

Cô thi dạy giỏi, trò buồn“Bội thực” thi giáo viên dạy giỏiChữa bệnh thành tích trong ngành giáo dục

dUBXrM4A.jpgPhóng to
Minh họa: DAD

Vô tư áp dụng "chiêu" phản giáo dục

Tôi có người bạn giáo viên cũng thực hiện "chiêu" như trong bài viết Cô thi dạy giỏi, trò buồn khi thi giáo viên giỏi hay thao giảng. Cô bạn vô tư kể tôi nghe rằng lớp học sôi động ra sao, học trò giỏi thế nào trong tiết đó và cô bạn được đồng nghiệp khen ngợi đánh giá tốt ra sao.

Có lẽ cô bạn tôi - một cô giáo - cũng không nhận ra được "chiêu" đó là hình thức, là gian lận, là phản giáo dục. Và có lẽ một số giáo viên không hiểu nên mới chọn những "chiêu" như vậy. Thật đáng buồn!

Dạy giỏi hay diễn giỏi?

Chuyện thường ngày

Ở trường tôi, thi giáo viên dạy giỏi cần phải tập dợt với "quân xanh, quân đỏ" như vậy cả tháng trời. Sau đó mới dạy thật trước hội đồng thi! Mà ngay cả thi giáo viên giỏi cấp tỉnh hay bộ cũng vậy đấy!

Một nền giáo dục thế này thì làm sao mà tốt hơn được? Cô giáo mà còn dạy sự không trung thực như thế cho học trò mình và làm cho các em mất đi hết sự trẻ trung và hãnh diện với bạn bè thì làm sao mà nhân cách các em phát triển?

Chưa nói đến danh dự của người thầy sau khi bé lớn lên sẽ nhớ mãi mà không có sự trân trọng, quý mến cũng như coi trọng nghề giáo, đặc biệt là cô giáo đã từng dạy mình.

Bản thân tôi vẫn còn nhớ như in khi tôi học tiểu học, cách đây 30 năm, ngày ấy cả lớp vẫn tham dự đầy đủ việc dự giờ và cũng chẳng có gì mà chuẩn bị trước,chúng tôi chỉ được cô giáo cho biết trước có một ngày: "Ngày mai lớp chúng ta có ban giám hiệu và người ở trên phòng giáo dục xuống dự giờ nhé các con!".

Tất cả chúng tôi đều lo lắng và tự cố gắng soạn bài để được và thậm chí khỏi bị gọi lên làm bài (nếu có thì phải làm tốt). Tôi vẫn có nhớ ngày đó sau khi cô giáo dạy xong thầy hiệu trưởng đã nhận xét và cùng cô giáo hiệu phó đi kiểm tra tập vở chúng tôi có viết đẹp, sạch sẽ không rồi có bạn được khen và cũng có bạn bị trách vì không đẹp và không sạch sẽ.

Ngày xưa là thế, cô giáo dạy rất có tâm nên chúng tôi mới có ngày như hôm nay. Còn ngày nay thì điều ấy dường như bị bệnh thành tích lấn át một phần.

Giấu học sinh dốt, biến học sinh giỏi thành "diễn viên"

Tôi dám khẳng định là tất cả cuộc thi, hội giảng của giáo viên đều là sắp đặt và bệnh thành tích hết. Không những không nâng cao được chất lượng giáo dục mà còn làm thầy trò khổ sở, rối loạn giờ học.

Học sinh dốt thì giấu đi, học sinh giỏi thì các cô đem đi dạy hết trường này tiết khác. Chỉ khổ bọn trẻ bị đem ra làm vật mẫu để nhà trường thi đua lấy thành tích.

Cha mẹ dạy trung thực, thầy cô lại "diễn"

Cứ có lớp dự giờ hay thi giáo viên dạy giỏi là như vậy đó. Ngoài ra khi thi các cô thường phím trước cho một số em về câu hỏi và câu trả lời. Tôi thấy rất đau lòng. Ở nhà chúng ta dạy con em phải luôn trung thực, nhưng trường lớp thì lại có những điều chưa trung thực. Có câu "tiên học lễ, hậu học văn", các thầy cô nghĩ sao?

Tôi đề nghị là đã dự giờ thì phải đến bất ngờ!

Con tôi quay như đèn cù cùng hội thi dạy giỏi

Những chuyện dạy giỏi như thế này năm nào cũng thấy phản ánh. Kể cả từ đầu năm học này đến nay cũng rất nhiều bài nhắc đến chuyện này, thế mà có thay đổi gì đâu!?

Năm nay đã thế, sang năm cũng thế, năm tới nữa vẫn thế thôi. Phản ánh cho nhiều vào rồi cuối cùng đành chép miệng cho qua thôi. Con tôi học lớp chọn của một trường THCS tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Vì vậy, lớp của cháu thường xuyên được chọn làm lớp "lên tiết" của tất cả giáo viên bộ môn. Chính vì vậy, cả lớp cháu quay như đèn cù khi tham gia vào các lớp "lên tiết" này.

Nào là chuẩn bị bài vở; dữ liệu chiếu slide; câu hỏi, câu trả lời; bố trí người thuyết trình, người trả lời câu hỏi khi giáo viên hỏi;... rồi thì phòng ốc trang trí... Tội nghiệp các cháu, đã bước vào thi học kỳ 1 rồi mà nhiều môn còn thiếu bài. Không biết phải thi cử ra sao đây?

Cứ hội thi là trò thành diễn viên

Năm ngoái bé nhà tôi học lớp 4, trong suốt học kỳ cô không cho học những môn khoa học, lịch sử, địa lý, đến kỳ thi cô phát cho mỗi cháu một xấp đề cương để các cháu học. Tôi hỏi cháu thì cháu nói những ngày thường cô chỉ dạy học toán và tiếng Việt, còn đến lúc dự giờ cô chọn những bạn học giỏi, nhanh nhẹn để học những câu cô cho sẵn. Cô dặn những bạn này phải học thuộc, còn những bạn khác học thì học, không học cũng được.

Đến cuối học kỳ I, đi họp phụ huynh cô tự giới thiệu cô là giáo viên dạy giỏi của khối và là trưởng khối 4. Không biết "thành tích" của cô giới thiệu với phụ huynh trong buổi họp đó có thực sự hay không?

Bị dự giờ muốn... tưng luôn

Ngành giáo dục bắt phải dự giờ triền miên: dự giờ trong tổ; dự giờ trong trường, dự giờ chéo tổ; dự giờ vòng cụm, dự giờ vòng huyện, thao giảng hội giảng cấp tỉnh; dự giờ tiết dạy tốt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam; dự giờ thanh tra toàn diện cấp trường; dự giờ thanh tra của phòng giáo dục; dự giờ thanh tra của sở giáo dục...

Là giáo viên, ai cũng phải trải qua ngần ấy tiết dự giờ trong một năm học, riết rồi muốn tưng luôn, không biết trong đầu đang nghĩ gì nữa nên có nhiều giáo viên rất quạu, đánh học sinh rồi bị kỷ luật, đau khổ lắm các ông lãnh đạo giáo dục ơi.

Nỗi khổ này không biết bày tỏ cùng ai! Hãy làm như các cụ đồ ngày xưa đi thì giáo dục mới phát triển được. Ngày xưa không dự giờ nên mới đào tạo ra những người tài giỏi như trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ. Ngày nay dự giờ nhiều quá nên chỉ tối đa là tiến sĩ thôi, nhưng tiến sĩ giấy chiếm số lượng không nhỏ.

------------------------------------

* Đọc thêm:

Xe chở nhớt lật, dân tranh nhau hốtHàng trăm két bia tan nát chân cầu vượtVụ “hôi của” quá vô cảmXe tải lật xuống ruộng, lại đổ xô...hôi của

Hoàng Cát
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tu\u1ed5i Tr\u1ebb 11-12) m\u1ed9t l\u1ea7n n\u1eefa h\u00e2m n\u00f3ng c\u00e2u chuy\u1ec7n b\u1ec7nh th\u00e0nh t\u00edch trong gi\u00e1o d\u1ee5c." />