18/10/2013 15:08 GMT+7

Hôi của là... thói quen?

BÙI NHẬT TRƯỜNG
BÙI NHẬT TRƯỜNG

TTO - Sự việc nhiều người "hôi của" khi ông Vũ Trường Chính bị móc túi, giằng co với kẻ gian khiến tiền bay khắp đường vào ngày 16-10, tại quận 3 TP.HCM, một lần nữa khiến dư luận suy ngẫm về sự vô cảm, tư lợi bất chính.

Việc "hôi của" vốn không là chuyện lạ, bởi trước đó, đã có nhiều vụ hôi của khi xe chở nhớt bị lật, khi xe container chở bia chẳng may bị đổ ào xuống cầu vượt hay xe tải chở thức ăn gia cầm bị lật xuống ruộng.

Vì đâu thấy người bị nạn không giúp đỡ, lại còn công khai "nhặt" tiền bạc, tài sản của họ làm của riêng, khiến tổn thất của nạn nhân càng nặng nề hơn? Liệu "hôi của" có là thói quen, là điều bình thường trong suy nghĩ của một số người?

Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.

Một giám đốc bị móc túi lấy 50 triệu

HN1mf0Xj.jpgPhóng to
Hình ảnh nhiều người "hôi của" trong vụ việc một người đàn ông bị giật giỏ xách, tiền rơi tung tóe tại TP.HCM vào tháng 6-2011 - Ảnh: TTO

Cách hành xử thật đau lòng

Trong câu chuyện Một giám đốc bị móc túi lấy 50 triệu, thật đau lòng về hành xử của những con người như vậy. Thôi chúng tôi nên cẩn thận từ đầu tới cuối. Trong câu chuyện được kể, tôi không biết anh còn nhớ biển số xe, hình ảnh người thanh niên cướp tiền?

Thêm một sự việc làm tổn thương danh tiếng "Người Sài Gòn trượng nghĩa". Lo thay! - NGUYỄN PHONG

Và hơn hết theo tôi, trong sự việc này có thể những tên cướp đã theo dõi anh, biết hoặc thấy anh bỏ tiền vào túi trên đường đi.

Tôi khuyên những ai giao dịch số tiền lớn nên cẩn thận từ trong nhà, không để ai thấy mình, và cũng không nên bỏ tiền trong túi như nhân vật, mà từ trong nhà bỏ vào xe hoặc túi kín không để ai phát hiện.

Tòa án lương tâm sẽ phán xét

Hành động hôi của của người khác một cách trắng trợn như thế này lần đầu tiên trong đời tôi nghe thấy. Hành động này như các bạn nói đúng ra là phải gọi là ăn cướp mới phải.

Thành ngữ và ca dao của dân tộc ta đã đúc kết và răn dạy về cách sống như "giấy rách phải giữ lấy lề", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" hay "nhặt được của rơi trả người đánh mất" hay "thương người như thể thương thân"... rất nhiều. Người Việt Nam là người sống trọng tình nghĩa: "Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo".

Chẳng có tòa án nào có thể phán xét được hành động của những người hôi của này ngoài tòa án lương tâm của chính họ.

Xấu hổ

Ước gì có ai đó quay được cảnh những người hôi của này để cho con cái, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp biết về hành động đáng xấu hổ của họ.

Hôi của = thiếu văn hóa!

Tại sao ở thời này vẫn còn nhiều người có những hành động thiếu văn hóa đến thế? Gặp người bị nạn trên đường không cứu mà cò tranh cướp tài sản của người ta. Tình người tệ quá!

Hãy từ bỏ tính xấu

Tôi từng chứng kiến những người hôi của khi người khác gặp nạn và rất xấu hổ có khi có người nước ngoài chứng kiến. Tại sao? Ngàn lần hỏi như thế nhưng không thể nào trả lời nổi vì không hiểu được những người kia nghĩ gì. Xin hah4y từ bỏ tính xấu đó.

Đạo tặc

Cùng là người Việt Nam mà sao mọi người lại không giúp đỡ nhau trong hoạn nạn? Đâu phải tới nỗi "bần cùng sinh đạo tặc" thế kia!

------------------------------------

* Đọc thêm:

Xe chở nhớt lật, dân tranh nhau hốtHàng trăm két bia tan nát chân cầu vượtVụ “hôi của” quá vô cảmXe tải lật xuống ruộng, lại đổ xô...hôi của

BÙI NHẬT TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên