Tham gia bắt kẻ trộm chó và... bị phạtChết vì đi trộm chó
Phóng to |
Treo xe “cẩu tặc” làm biển cảnh báo trên lối vào xã Công Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: An Khánh |
* Đại tá Nguyễn Viết Hòa (trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an Nghệ An):
Công an cũng phải “chịu trận”
Chó là con vật giữ tài sản trong nhà dân, đồng thời là “bạn” lâu năm của chủ nhà. Có những con chó tinh khôn gây được tình cảm thân thiện với chủ nhà. Vì thế khi con chó bị câu trộm, bị nhử bả độc hoặc bị đánh chết trước khi trộm khiến người dân bức xúc, phẫn uất. Do phẫn uất dẫn đến bạo lực quá sức tưởng tượng. Việc hàng trăm người dân quá khích đốt xe máy rồi thiêu sống cả đối tượng trộm chó khác nào một vụ “tử hình” tại chỗ.
Đây là loại vụ án đơn giản nhưng hóa ra phức tạp. Khi xảy ra chuyện, công an khẩn trương vào cuộc để tuyên truyền, giải tán đám đông nhưng không dễ dàng gì vì rất đông người dân đang quá khích. Có vụ công an phải “chịu trận” do dân ném đá đối tượng trúng cả công an. Có vụ công an vào giải vây, đưa đối tượng ra ngoài đi cấp cứu vì nếu chậm sẽ bị dân tự xử, nhưng rốt cuộc công an cũng bị dân vây nốt, phải vất vả lắm mới lách được ra khỏi đám đông để thực thi nhiệm vụ.
Trộm chó là hành vi vi phạm pháp luật nhưng không gây nguy hiểm cho xã hội. Về góc độ luật pháp thì tội phạm trộm chó cũng được xem xét bình đẳng như các tội phạm khác, trên 2 triệu đồng sẽ bị truy tố trước pháp luật, dưới mức này thì xử lý hành chính. Tài sản trộm cắp của các tội phạm khác sẽ sung vào công quỹ nhà nước, nhưng với tội phạm trộm chó thì ngoài con chó chết, xe máy đã bị đốt xem như không có tài sản. Vì thế, biện pháp tốt nhất hiện nay là phải làm công tác phòng ngừa và giáo dục để người dân ý thức được hành động của mình đối với đối tượng trộm chó khi bị dân bắt.
* Ông Phạm Văn Hà (chánh án TAND tỉnh Nghệ An):
Rất khó xử!
Rất khó xử. Vì cả làng bức xúc, ai tiện tay thì “ra đòn”, đốt xe, đánh người. Kiểu hành sự như vậy là vi phạm pháp luật. Vừa rồi tòa huyện có xử một số vụ rất nghiêm. Các bị cáo là đối tượng trộm chó đều bị án phạt tù, còn người dân thì chưa truy tố được ai vì họ “làm” cả làng, rất khó tìm ra người manh động. Tuy nhiên, cũng cần có một cách xử lý đúng đối với những người dân hành sự dã man đối tượng trộm chó. Một con chó không có giá trị bằng những tài sản lớn khác bị trộm cắp nhưng người bị hại có hành vi đánh chết hoặc đốt người. Hành xử kiểu mạng đổi mạng như thế này là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng.
Luật chưa nghiêm, dân phải tự xử Sau khi Tuổi Trẻ thông tin “bị đánh chết vì trộm chó”, nhiều bạn đọc đã bày tỏ quan điểm của mình. * Hành xử theo kiểu côn đồ. Mặc dù trộm chó là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng không ai có thể “thay mặt pháp luật” để trừng phạt người khác trừ cơ quan có thẩm quyền. Theo tôi, đây là hành vi giết người có tổ chức, cần truy tố đối với tất cả những người có tham gia giết người, có như vậy luật pháp mới nghiêm minh. nguyen_vinh_hung@... * Nếu nói đánh chết kẻ trộm chó vì con chó là không đúng. Vì không mấy ai coi chó hơn mạng người, huống chi là hành động đánh hội đồng. Vì thực tế bọn cẩu tặc ngày càng lộng hành và coi thường luật pháp, chúng ngang nhiên bắt, nếu ai phản ứng là chúng đánh đến trọng thương, có khi chết nhưng chẳng mấy khi cơ quan chức năng xử lý nên người dân đành phải xử theo luật rừng (vì làm thế mới răn đe bọn cẩu tặc). Vậy nên tôi mong rằng cần có luật nghiêm khắc hơn với đối tượng trộm chó. kimtinhluu@... * Ở đây là 1.000 người với hai tên trộm chó. Còn ở quê tôi, hai cha con là chủ con chó với hai tên trộm chó. Kết quả vì muốn cứu con chó mà anh N.M.N. đang học Trường cao đẳng Sư phạm bị chém nhiều nhát vào mặt, bố anh bị chúng dùng súng hơi bắn vào vai. Vậy nếu số người bị hại ít hơn những tên trộm, chúng sẽ “giết người” ngay tức khắc nếu chúng cảm thấy bị đe dọa. Công lý ở đâu khi pháp luật không thể xử phạt thỏa đáng, người dân phải tự làm theo cách riêng của họ. Từ những năm tôi học lớp 9 cho đến nay gần 30 tuổi đời, nạn trộm chó vẫn nhức nhối ở địa phương tôi sinh sống! thanhquang06th1@... * Những ai có chó và bị trộm chó thì mới hiểu được, trước hết là luật về hành vi này chưa nghiêm. Chế tài hành vi này còn quá nhẹ, chỉ bị phạt hành chính nên khiến dân mang tâm lý bức xúc, bắt được xử tại chỗ cho bõ tức. Nếu luật về hành vi này đủ tính răn đe thì tôi nghĩ chuyện dân đánh chết người sẽ giảm đáng kể. hoangtrongtri3000@... * Luật sư Huỳnh Lâm Phát (Đoàn luật sư TP.HCM): Không thể hành xử kiểu “man rợ” Nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do thiếu hiểu biết và coi thường pháp luật của người dân. Đành rằng khi bị mất chó thì người dân nào cũng bức xúc, đặc biệt là khi việc bị mất chó diễn ra nhiều lần và kéo dài trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, pháp luật VN không cho phép người dân dùng hành vi vi phạm pháp luật để tự ý xử lý một hành vi vi phạm pháp luật khác. Pháp luật quy định: khi phát hiện người vi phạm quả tang thì người dân được quyền bắt giữ, sau đó phải trình báo, dẫn giải đến cơ quan chức năng chứ không được tự giải quyết theo kiểu vừa làm quan tòa, vừa làm người thi hành án. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến vụ việc trên là sự thiếu trách nhiệm, chưa làm tròn vai trò quản lý của chính quyền địa phương trong việc xử lý tình trạng trộm chó trên địa bàn. Mặc dù Minh và Hóa đã nhiều lần bị người dân phát hiện quả tang ăn trộm chó nhưng chính quyền địa phương đã không có biện pháp xử lý nghiêm minh và giáo dục họ ngay từ đầu, để những vụ trộm chó tiếp tục xảy ra khiến người dân bức xúc, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. * Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn luật sư TP.HCM): Chưa làm tốt việc phòng chống Thực tế hiện nay chúng ta chưa làm tốt công tác phòng chống tội phạm mà mới chỉ đi giải quyết tội phạm. Những nơi mua chó do trộm cắp bán chắc chắn công an biết nhưng cũng không dẹp, cứ để nạn trộm chó hoành hành. Mà theo luật, những người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã vi phạm pháp luật hình sự. HOÀNG ĐIỆP ghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận