Phóng toẢnh minh họa
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.
Tranh cãi đề thi văn: Ai dám khuyến khích học trò sống như Nam?Một đề thi nhân văn, sao lại chê?
+ Đề văn đúng là rất hay và đầy tính nhân văn. Tấm gương của nhân vật Nam rất đáng được khen ngợi và nhân rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, các ý kiến phản biện cũng không phải không có lý. Thử hỏi có bao nhiêu người trên thế giới có thể làm được như Nam?
Khi cứu người khác mà bản thân mình có thể nguy hiểm như thương tật hay thậm chí là chết, có bao nhiêu người trong chúng ta không đắn đo, lưỡng lự? Vì mình sống không chỉ cho mình mà còn cho ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô nữa. Vậy nên, muốn nhân rộng hành động nghĩa hiệp của Nam thì bản thân người cứu phải cảm thấy an toàn trước đã.
Vì cứu một người mà một người khác bị chết thì cũng như vậy thôi. Muốn người cứu cảm thấy an toàn thì người đó phải được huấn luyện trước những kỹ năng sơ cứu và ứng phó với các tình huống như gặp người chết đuối, bị giật điện... để khi gặp chuyện thì suy nghĩ và hành động thông minh, quyết đoán, nhanh nhạy hơn, dẫn đến khả năng cứu sống người bị nạn mà bản thân mình được an toàn cao hơn.
Vậy làm sao để chúng ta được trang bị những kiến thức ấy? Từ nhà trường, bệnh viện, các tổ chức chăm sóc sức khỏe, tổ chức chữ thập đỏ... ngay cả Nhà nước cũng nên mở các khóa đào tạo bắt buộc nhưng miễn phí cho học sinh, cho cộng đồng. Một phần ngân sách giáo dục và chăm sóc sức khỏe nên dùng để chi tiêu cho các khóa đào tạo kỹ năng sơ cứu và ứng phó trong các tình huống này.
lythuyetday@...
+ Đề văn hay vì mang tính thời sự nhưng theo tôi, người lớn chúng ta cần nghiêm túc nhìn lại vấn đề. Theo tôi, nếu chúng ta giáo dục cho HS kỹ năng sống (ví dụ: biết bơi...) ngay từ nhỏ, có lẽ việc em Nam bị đuối sức sau khi cứu các bạn và bị cuốn trôi đã không xảy ra. Nên chăng cần sớm đưa kỹ năng sống này vào chương trình giáo dục phổ thông?
hongnhc2006@...
+ Tối qua trước khi đi ngủ, tôi có kể cho con trai tôi (4 tuổi) về câu chuyện cậu bé dũng cảm cứu các em nhỏ bị đuối nước, thay vì kể những mẩu chuyện cổ tích như thường lệ. Kết thúc câu chuyện cậu bé Nam bị nước cuốn trôi và năm em nhỏ được cậu bé cứu sống. Con trai tôi tỏ vẻ tò mò và thể hiện sự khâm phục cậu bé Nam. Tôi mới hỏi con “Lớn lên con có sẵn lòng cứu giúp người khác khi gặp nạn không?”.
Thằng bé ngập ngừng rồi trả lời “Con sẽ cứu hết mọi người, 6 người luôn, nhưng con sẽ không bị nước cuốn trôi và không bị chết. Con sẽ bơi giỏi và có sức mạnh”. Tôi cũng hơi bất ngờ và suy nghĩ nhiều về câu trả lời của con. Không biết đến lớn thằng nhỏ sẽ làm được như thế không.
Sáng nay đọc bài báo về tranh cãi đề thi tốt nghiệp môn văn, tôi thật đồng cảm với tựa đề này “Ai dám khuyến khích học trò sống như Nam?”. Suy ngẫm xem kết luận bài văn, có bao nhiêu học sinh nói rằng sẽ hành động giống như Nam. Và trong số những em trả lời có thì bao nhiêu em nói thật lòng mình và dám hành động khi rất nhiều em chẳng hề biết bơi (các em đã học lớp 12 chứ không phải thằng bé 4 tuổi).
Vì vậy trách nhiệm để các em nói thật và làm thật vẫn thuộc về người lớn. Dạy các em lòng dũng cảm, cần dạy các em điều kiện, kỹ năng để các em thực hiện lòng dũng cảm ấy một cách tốt nhất, chứ không chỉ nói dũng cảm mà không hành động được gì cả. Tôi sẽ đăng ký cho con tôi học bơi vào cuối tuần nay để giúp thằng nhỏ thực hiện lời hứa với ba nó tối qua.
+ Tôi sinh ra và lớn lên từ vùng Cao Lãnh - Đồng Tháp, nơi có rất nhiều sông lớn, nhỏ. Chỉ cần bước ra khỏi nhà là có thể thấy ngay con sông hoặc ao, hồ cạnh bạn, vì thế rất nguy hiểm cho trẻ con. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày ấy, khoảng 3 tuổi, ba quăng tôi xuống sông và tôi được một phen kinh hoàng vì uống nước no. Dù giờ đã hơn 30 năm sau tôi vẫn nhớ khoảnh khắc đó. Sau đó ba cho tôi cái thùng nhựa trắng, đậy kín nắp rồi tự tập bơi bì bõm trên con rạch.
Vào lúc tôi khoảng 7 tuổi, em trai tôi 5 tuổi chẳng may bị rớt xuống sông. Tôi la toáng lên và nhảy xuống bơi ra đằng sau đẩy em vào bờ. Khi ba mẹ xuống đến nơi thì chị em tôi đã lên được tới bờ rồi. Thực tế cho thấy ở dưới quê khi có kêu cứu ầm ầm mà không nhảy xuống cứu em thì lúc ba mẹ hay người lớn tới thì em cũng chết đuối rồi.
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN (quybienL79@....)
+ Hôm đọc bài báo nói về em Nam, tôi có đưa cho hai con mình cùng đọc để các con biết trong cuộc sống vẫn còn những người dám hi sinh thân mình như vậy. Tôi dặn các con biết dũng cảm nhưng cũng phải thông minh để biết cách nào là tốt nhất khí gặp trường hợp này. Một người không biết bơi khi gặp trường hợp này cách tốt nhất là phải kêu cứu để tìm sự giúp đỡ của nhiều người khác chứ không phải liều mạng nhảy xuống. Tính mạng của bất kỳ ai cũng đáng quý cả.
HHY_Gt@...
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Đề thi môn văn nói đến tấm gương cứu người Nguyễn Văn NamTruy tặng Huân chương dũng cảm cho người học trò cứu bạn“Nam là tấm gương cho thanh niên học tập”Chủ tịch nước xúc động trước hành động cứu người của NamQuên mình cứu người
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận