Pháo không gây tiếng nổ giá từ 10.000 đồngPháo không nổ: nên không?
Tuy vậy con người cũng thật dễ thích nghi. Chúng ta đã trải qua những cái tết không tiếng pháo mới đó mà đã gần 20 năm. Cảm xúc yên bình và có phần tẻ nhạt những ngày tết rồi cũng trôi qua thật nhanh. Nói khác hơn, tết không tiếng pháo cũng đã trở thành thói quen.
Nay Bộ Công an đang nghiên cứu đề xuất trình Chính phủ cho phép người dân được sử dụng pháo không gây tiếng nổ. Theo tôi, bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống đều mang tính hai mặt. Việc đốt pháo cũng không ngoại lệ. Nếu cho rằng đốt pháo (dù là pháo không nổ) là lãng phí xã hội và tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm thì cũng nên xem pháo đã mang lại niềm vui to lớn cho nhiều người, đặc biệt sau một năm làm lụng vất vả, cực nhọc. Nếu cho rằng pháo tiềm ẩn khả năng gây cháy khi vứt vào thùng rác trong tình trạng chưa tàn hẳn thì nên biết than tổ ong trong sinh hoạt gia đình hằng ngày cũng tiềm ẩn nguy cơ tương tự. Tuy vậy, với lý do “khôi phục truyền thống văn hóa” để đi đến đề xuất cho phép đốt pháo không tiếng nổ như đã có lập luận, theo tôi, là chưa thật sự thuyết phục. Từ lâu, trong tâm khảm người dân, pháo luôn đi liền với mùi thuốc pháo, màu sắc xác pháo, đặc biệt là tiếng nổ vốn rất đặc trưng. Việc đốt pháo không gây tiếng nổ, theo tôi, không phải là truyền thống hay tập quán của người dân, chưa kể việc đốt pháo không gây tiếng nổ không khác “xem tivi mà tắt tiếng” đúng như ý kiến đã đề cập.
Việc khơi gợi lại một thói quen tuy thú vị nhưng đang dần lãng quên của xã hội (cho phép đốt pháo trở lại) là vấn đề không nhỏ và không đơn giản. Theo tôi, cơ quan chức năng (cụ thể là Bộ Công an) cần có điều tra xã hội học cụ thể trước khi đề xuất trình Chính phủ quyết định. Nếu số đông đồng thuận việc cho phép đốt pháo trở lại, cũng cần có quy định tăng cường kiểm soát việc sản xuất, vận chuyển và sử dụng pháo, quy định cụ thể được phép đốt pháo vào những dịp nào, thời gian nào...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận