11/04/2013 06:06 GMT+7

Cần chuyên nghiệp hóa thanh tra xây dựng

K.YÊN ghi
K.YÊN ghi

TT - Đó là ý kiến chung của các chuyên gia cũng như bạn đọc phản hồi việc tổ chức lại lực lượng thanh tra xây dựng (TTXD) theo nghị định 26. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bàn thêm việc tổ chức lực lượng phù hợp để giữ trật tự đô thị.

Cần chuyên nghiệp hóa thanh tra xây dựng

TT - Đó là ý kiến chung của các chuyên gia cũng như bạn đọc phản hồi việc tổ chức lại lực lượng thanh tra xây dựng (TTXD) theo nghị định 26. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bàn thêm việc tổ chức lực lượng phù hợp để giữ trật tự đô thị.

Thanh tra xây dựng hết thời “lấn sân”Đề xuất lập lại các đội trật tự đô thị

QuVVPERE.jpgPhóng to
Thanh tra xây dựng Q.1 xử phạt taxi đậu sai quy định trên đường Phạm Ngũ Lão Q.1, TP.HCM năm 2012 - Ảnh: THUẬN THẮNG

* Ông Nguyễn Tuấn (nguyên chánh TTXD quận Tân Bình, TP.HCM):

Tách bạch nhiệm vụ để chuyên sâu

Việc tổ chức lại lực lượng TTXD cho phù hợp với Luật thanh tra là chuyện không làm trước cũng làm sau. Cần phải tách bạch nhiệm vụ để TTXD hoạt động ngày càng chuyên sâu, đúng chuyên môn và nâng cao trình độ của các chuyên viên.

Thực tế những nhiệm vụ TTXD cấp quận, huyện thực hiện trong suốt năm năm qua không khác mấy so với nhiệm vụ của đội quản lý trật tự đô thị trước kia. Tuy mang danh là TTXD nhưng có khi phải làm những nhiệm vụ tréo ngoe như đi dẹp trật tự lòng lề đường, dẹp chợ tự phát, xử lý về vệ sinh môi trường, cưỡng chế giải phóng mặt bằng. Những nhân viên TTXD làm công tác trật tự xây dựng không nhiều nên chỉ xử lý các vụ việc phát sinh là đã “hết hơi”.

Theo quy định, những vụ việc về trật tự đô thị sẽ do công an xử lý nên giao nhiệm vụ này về cho cơ quan công an. Ở địa phương nên có một đơn vị chuyên tổ chức thi hành các quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật trực thuộc UBND quận, huyện.

Vì thực tế UBND quận, huyện, phường xã có thẩm quyền ban hành các quyết định về xử lý, cưỡng chế, xử phạt nhưng không cho con người thì làm sao các quyết định này hiệu lực trong thực tế? Ở các quận vùng ven như quận 12, Bình Tân, Thủ Đức... thì càng phải có lực lượng này để thực hiện công tác cưỡng chế trong bồi thường, giải phóng mặt bằng.

* Ông Nguyễn Đăng Sơn (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng):

Giữ gìn hình ảnh thanh tra

Việc tổ chức lại lực lượng TTXD hiện nay là cần thiết. Nên để TTXD hoạt động đúng chuyên ngành thanh tra, làm việc nào ra việc ấy chứ không để lẫn lộn như hiện nay. Nhân viên TTXD, cho dù chỉ là cộng tác viên, cũng mặc đồng phục của TTXD đi dẹp trật tự lòng lề đường, cưỡng chế thu hồi mặt bằng nhà của người dân thì... không hợp lý chút nào.

Nhu cầu phải có một đơn vị quản lý về trật tự đô thị tại các quận, huyện ở TP.HCM là có thật. Thậm chí trước đây, có lúc TP.HCM đã có ý định thành lập cảnh sát đô thị để thực hiện việc giữ gìn trật tự đô thị (ý định này không được Bộ Xây dựng ủng hộ nên TP không triển khai). Mỗi quận huyện cần có một đội quản lý trật tự đô thị, được lập biên bản trong quá trình xử lý các vụ việc và tham mưu cho chủ tịch UBND quận, huyện ra quyết định xử phạt. Đơn vị quản lý trật tự đô thị này chỉ cần tổ chức tại cấp quận, không cần tổ chức ở phường do địa bàn các quận, huyện trong TP không lớn nên ở đâu xảy ra việc gì thì các ngành chức năng ở quận đều biết rất nhanh.

* Chủ tịch UBND một quận nội thành TP.HCM:

Cần lực lượng trật tự đô thị ở quận, phường

UBND quận cũng đã làm việc với lực lượng TTXD của quận và các phường. Tôi biết anh em đang rất lo lắng, hoang mang bởi không biết việc tổ chức lại lực lượng này sẽ ra sao, ai được tiếp tục công tác trong lực lượng TTXD, ai phải chuyển về những đơn vị khác. Tuy nhiên, theo tôi, việc tổ chức lại lực lượng TTXD là cần thiết, TTXD sẽ chuyên nghiệp hơn, hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ là thanh tra chuyên ngành.

Trả TTXD về cho sở xây dựng rồi, tại UBND các quận huyện, phường xã còn lại rất nhiều việc chưa có lực lượng thực hiện. Nhất là công tác trật tự lòng lề đường, thi hành các quyết định hành chính, tham mưu cho chủ tịch UBND quận, phường ban hành các quyết định xử lý trong những lĩnh vực này. Hiện nay chưa có mô hình nào hay hơn đội quản lý trật tự đô thị trước khi thành lập TTXD cấp quận. Đội quản lý trật tự đô thị này sẽ được lập biên bản xử lý bước đầu các vi phạm hành chính xảy ra trên địa bàn họ quản lý, tham mưu và giúp UBND quận, phường thi hành các quyết định hành chính... Tôi không ủng hộ việc đội quản lý trật tự đô thị lập biên bản xử lý vi phạm giao thông theo nghị định 34 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Về cơ cấu tổ chức, nên có một đội quản lý trật tự đô thị trực thuộc văn phòng UBND quận hoặc thuộc một phòng, ban nào đó (không trực tiếp thuộc UBND quận). Mỗi phường cần một tổ quản lý trật tự đô thị, cũng có chức năng, nhiệm vụ như cấp đội ở trên. Nếu không, việc điều phối, phân công nhiệm vụ của lực lượng này giữa cấp phường và quận sẽ rất phức tạp.

Phù hợp xu thế

Mục đích của nghị định 26 rất rõ ràng, tích cực nhằm chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa lực lượng TTXD vốn hết sức nghiệp dư thời gian qua nên phù hợp xu thế chung. Song việc bỏ TTXD cấp phường, xã lại đang dấy lên lo ngại về sự bùng phát của tình trạng xây dựng không phép và sai phép của nhiều địa phương, và theo tôi nỗi lo ngại đó không phải không có cơ sở.

Như ở TP.HCM, tình trạng xây dựng sai phép và không phép trên địa bàn thời gian qua hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhà xây dựng sai phép, không phép thật sự là bài toán làm đau đầu cơ quan chức năng và lãnh đạo các địa phương. Tại rất nhiều buổi giao lưu trực tuyến giữa lãnh đạo các quận huyện có nhà xây sai phép và không phép, một nguyên do dẫn đến tình trạng nhà xây dựng sai phép và không phép trên địa bàn thời gian qua luôn được lãnh đạo các địa phương "kêu" mãi như điệp khúc là do lực lượng TTXD trên địa bàn rất mỏng, nói khác hơn là vừa yếu (chuyên môn) vừa thiếu (số lượng).

K.YÊN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên